Bộ GD&ĐT sử dụng trích đoạn sách của kẻ chống đối vào đề thi THPT Quốc gia 2017

share on:

Một đoạn trích về sự “thấu cảm” do TS Đặng Hoàng Giang viết trong cuốn “Thiện, ác và smartphone” (Nhã Nam ấn hành) đã được đưa vào chương trình thi tốt nghiệp cấp 3 năm 2017. Ngay khi đề thi được đăng tải trên mạng, rất nhiều người có chuyên môn đã phẫn nộ vì đề thi này.

BỘ GD&ĐT SỬ DỤNG TRÍCH ĐOẠN SÁCH CỦA KẺ CHỐNG ĐỐI VÀO ĐỀ THI THPT QUỐC GIA 2017
BỘ GD&ĐT SỬ DỤNG TRÍCH ĐOẠN SÁCH CỦA KẺ CHỐNG ĐỐI VÀO ĐỀ THI THPT QUỐC GIA 2017

PGS – TS La Khắc Hòa, giảng viên trường Sư phạm, đã nhận xét: “MÀ CỨ NHƯ Ở CÁI ĐỀ THI NÀY, THÌ ĐÂY LÀ ĐOẠN VĂN CỰC KÌ DỐT NÁT, DỐT TIẾNG VIỆT, DỐT TRIẾT HỌC VÀ CẢ TÂM LÍ HỌC NỮA! ĐỌC VĂN KHÔNG PHÂN BIỆT ĐÚNG SAI HAY DỞ, THẾ MÀ DÁM RA ĐỀ VÀ DUYỆT ĐỀ “ĐỌC HIỂU”! SAO TRỚ TRÊU ĐẾN VẬY?” (Facebook của PGS TS La Khắc Hòa: https://www.facebook.com/photo.php?fbid=1144569545644504&set=a.348925495208917.1073741826.100002744076303&type=3&theater ).

TS Chu Mộng Long, giảng viên trường Đại học Quy Nhơn cũng viết một bài  trên blog cá nhân phân tích về ngữ pháp và cách hiểu sai từ “thấu cảm” của chính tác giả Đặng Hoàng Giang: https://chumonglong.wordpress.com/2017/06/22/thau-cam-la-gi-dang-hoang-giang-viet-bay/ . Trong đó có ý như sau: “Các ví dụ Đặng Hoàng Giang đưa ra minh họa không mang nghĩa nào là “hiểu thấu đáo” cả, nó chỉ có phần đúng với nghĩa đơn giản và hời hợt nhất của trực giác hay thấu cảm. Nhưng cách giải nghĩa, định nghĩa của anh ta thật ngô nghê, buồn cười, lẫn lộn giữa trực giác và tư duy lí tính.”

Nhà nghiên cứu văn học Nguyễn Đức Mậu, viện sĩ viện Văn học cũng lên tiếng trên facebook: “Hôm qua mình đọc qua đề văn trích dẫn lời ông Giang, thấy chán, không nghĩ thêm, vì đang mệt, lên fb thấy bài Giap Van Duong, sáng nay đọc thấy anh Hòa la làng.”

Đó là còn chưa kể đến các status của các facebooker, các bài viết trên blog cá nhân và các comment dưới các post. Ấy vậy mà, trên Kênh 14, những ý kiến chê trách đề văn năm nay bị lờ tịt, thay vào đó là những lời ca ngợi việc trích dẫn sách của Đặng Hoàng Giang vào đề Đọc thêm tại đây: http://kenh14.vn/nhung-ai-da-qua-thoi-hoc-sinh-deu-them-muon-de-van-hay-nhu-nam-nay-20170622165223578.chn . Kênh 14 là website có lượng đọc từ giới trẻ rất lớn và có ảnh hưởng lớn đến định hướng giới trẻ, thế mà không hiểu vì lý do gì lại cố tình gạt bỏ những ý kiến mang tính chuyên môn về đề thi này.

Bên cạnh đó, Trạm Đọc (Read Station), một trang giới thiệu sách cho giới trẻ do Alpha Book thành lập cũng viết một bài dài tán tụng cái từ “thấu cảm” do Đặng Hoàng Giang bịa ra. (Trên thực tế, từ “thấu cảm” này không hề có trong bất cứ cuốn từ điển nào). Trang Trạm Đọc cũng đang cố gắng tạo quyền lực định hình giới xuất bản và giới trí thức trẻ ở Việt Nam.

BỘ GD&ĐT SỬ DỤNG TRÍCH ĐOẠN SÁCH CỦA KẺ CHỐNG ĐỐI VÀO ĐỀ THI THPT QUỐC GIA 2017
BỘ GD&ĐT SỬ DỤNG TRÍCH ĐOẠN SÁCH CỦA KẺ CHỐNG ĐỐI VÀO ĐỀ THI THPT QUỐC GIA 2017

Đặng Hoàng Giang

 

Tuy nhiên, trong bài viết này sẽ không bàn về cái lỗi của đề thi. Ở đây, tôi muốn bàn về ý thức chính trị của các bên như Nhã Nam, Bộ giáo dục và hiển nhiên là cả Kênh 14. Câu hỏi cần đặt ra đó là TS Đặng Hoàng Giang là ai mà quyền lực ghê gớm vậy, tại sao ông ta lại được xuất bản sách rồi trích sách làm đề thi? Tại sao bao nhiêu học giả và tác giả đương đại khác không có vinh dự này? Ta có thể nhìn lại chặng đường sự nghiệp của Đặng Hoàng Giang.

Đặng Hoàng Giang vốn là nhân sự ngầm trong trang Talawas, một trang web chống đối chính quyền hải ngoại do Phạm Thị Hoài thành lập. Mặc dù trên mạng không lưu lại dấu vết này của Đặng Hoàng Giang nhưng trang Talawas có đăng một số bài của anh ta, và anh ta đi đâu cũng khoe rằng mình từng làm cho Talawas. Điều này được rất nhiều bạn bè và đồng nghiệp của anh ta biết tới. Các bạn có thể tìm hiểu điều này bằng việc nhắn tin cho một số người anh ta hay tag hoặc comment qua lại trên facebooki là có thể rõ.

Anh này về nước cách đây không lâu, xây một căn biệt thự tiền tỉ (không biết kiếm tiền từ việc gì), và mở Reading Circles. Trong quá trình làm Reading Circles, anh ta thường xuyên tổ chức các chương trình nói chuyện mang tính chống phá chính quyền, thậm chí có lần còn ngang nhiên bắt tay với Ban vận động Văn đoàn độc lập hay một cây bút chống chính quyền khác trong giới văn chương là Nhã Thuyên. Từ Reading Circles, cái tên của Đặng Hoàng Giang bắt đầu xuất hiện trên các báo chính thống mà nhiều nhất là Tuần Việt Nam – phụ trang của Vietnamnet, VnExpress. Ngoài ra, Đặng Hoàng Giang còn bắt tay với các thủ lĩnh NGOs có xu hướng chống chính quyền như Lê Quang Bình (viện ISEE) và Nghiêm Hoa để tổ chức các khóa học hướng dẫn giới trẻ hoạt động xã hội dân sự.

Ngoài ra, Đặng Hoàng Giang cũng thường xuyên được Trạm Đọc ca ngợi và trích dẫn. Như đã biết, Trạm Đọc là kênh truyền thông của Alpha Book. Giám đốc Alpha Book là Nguyễn Cảnh Bình, người đã có các hành vi gian dối trong bầu cử Quốc Hội vừa rồi. Thậm chí, Cảnh Bình còn là một trong số những người thường xuyên có luận điểm chống đối chính quyền và xu hướng ủng hộ ảnh hưởng của Mỹ tại Việt Nam, đặc biệt là trong chính trị và văn hóa.

Gần đây, khi Lê Quang Bình còn mải đi chạy và Nghiêm Hoa chuyển “khoe chó” thành “khoe con”, Đặng Hoàng Giang được đẩy len như một “public figure” khi liên tiếp trả lời phỏng vấn của các đài báo, xuất bản sách, đứng lớp huấn luyện… Thậm chí, Đặng Hoàng Giang còn bắt tay chặt chẽ với Luật Khoa tạp chí, một website chống chính quyền do tổ chức Voice-  chi nhánh của Việt Tân tại Đông Nam Á. Website này ra sức PR cho Đặng Hoàng Giang, một điều chưa từng thấy ở Luật Khoa trước đây. Điều này cho thấy, hẳn phải có mối liên hệ mật thiết giữa Đặng Hoàng Giang và Luật Khoa.

Với một lý lịch chống đối chính quyền như vậy, thế mà Đặng Hoàng Giang vẫn được thoải mái xuất bản sách, tệ hại hơn, Bộ Giáo dục còn sử dụng những văn bản Đặng Hoàng Giang viết vào làm đề thi chính thức và những thế lực truyền thông xung quanh Bộ lại đứng ra để ca ngợi. Cứ như vậy, có ngày, Bộ giáo dục sẽ chọn những văn bản  Đoan Trang, Trịnh Hữu Long viết để làm đề thi chăng. Có lẽ, lúc ấy các chuyên gia chỉ còn biết lắc đầu ngán ngẩm.

Loa Phường

Facebook Comments