Các tướng lĩnh đồng lòng ‘dẹp’ bộ sử cố tình bỏ ngụy quân, ngụy quyền

share on:

Trong buổi gặp gỡ các cán bộ cấp cao trong quân đội đã nghỉ hưu do Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng tổ chức sáng nay 12/01/2018 các tướng lĩnh đều thể hiện quan điểm ‘bất bình’ với cách ghi của bộ sách sử mới 15 tập mới được phát hành thời gian qua.

Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng gặp mặt cán bộ cao cấp quân đội nghỉ hưu, nghỉ công tác khu vực phía Nam

Các cán bộ cấp cao quân đội gặp mặt tại Thành phố Hồ Chí Minh

Dự buổi gặp mặt có hơn 200 đại biểu cán bộ cao cấp Quân đội đã nghỉ hưu, nghỉ công tác tại khu vực phía Nam. Cùng dự buổi gặp mặt còn có các Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Ủy viên Quân ủy Trung ương đang công tác tại các đơn vị khu vực phía Nam; Thủ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ Tổng tham mưu, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam; đại diện lãnh đạo Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Thành phố Hồ Chí Minh; đại biểu Bộ Tư lệnh Thành phố Hồ Chí Minh…Bên lề hội nghị, trung tướng Nguyễn Thanh Tuấn đã đề cập với các tướng lĩnh về quan điểm “coi Việt Nam cộng hòa là một thực thể và bỏ từ ngụy quân, ngụy quyền” đã được các nhà sử học biên tập trong bộ sử mới 15 tập phát hành ngày 18/8/2017 các tướng lĩnh cấp cao trong Quân đội đều khẳng định các quan điểm này là sai trái, đi ngược lại cuộc đấu tranh chính nghĩa của dân tộc Việt Nam và cần phải đấu tranh loại bỏ.

Trung tướng Nguyễn Thanh Tuấn cùng đồng đội trong buổi gặp mặt

Quan điểm này được Trung tướng Nguyễn Thanh Tuấn chia sẻ: “Sáng nay tôi vào TP HCM dự buổi gặp mặt cán bộ cao cấp thường năm do QUTW – Bộ Quốc phòng tố chức . Rất vui là nhiêu anh em sau khi rời quân ngủ nay mới có điều kiện gặp nhau , đúng nghĩa câu ” tay bắt mặt mừng ” có những anh đã nghĩ hưu lâu nay mới gặp, có anh nay biết vừa mới nhận quyết định về dân, tất cả đều mạnh khỏe, đều vui. Song với tôi lại càng vui hơn là gặp nhau hầu hết anh em tướng lĩnh đều biết tôi đã là một trong những người đi đâu trong việc phê phán , đấu tranh với những quan điểm mang tính xét lại lịch sử khi giải thích việc bỏ cụm từ ngụy … của một số nhà ” sử gia ” khi công bố Bộ sách lịch sử của Viện lịch sử VN và anh em rất đồng tình , một số anh em nói sẽ cùng tham gia đấu tranh không thế để họ đánh đồng giữa cuộc chiến tranh chính nghĩa và phi nghĩa , không thế đánh đồng Chính quyền Cách mạng VNDCCH với ngụy quyền tay sai, bán nước ; không thể cho phép ai xúc phạm đến hàng triệu người dcU^^y^io sự nghiệp đẩu tranh giành lại thống nhất Tổ quốc…“.

Mới đây Hội thảo khoa học cấp Quốc gia cuộc “Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968-Bước ngoặt quyết định và bài học lịch sử” đã có rất nhiều ý kiến được đưa ra trình bày nhằm khẳng định Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 đã góp phần to lớn, tạo nên thắng lợi toàn diện, thể hiện tinh thần cách mạng tiến công của quân và dân ta, đánh dấu bước ngoặt quan trọng có ý nghĩa chiến lược trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Đồng thời, với việc khẳng định chiến thắng này là việc khẳng định chính quyền Sài Gòn là chính quyền tay sai cho đế quốc Mỹ. Theo Đại tướng Phạm Văn Trà, Theo Tướng Trà, Tết Mậu Thân 1968 là mốc rất quan trọng với đất nước ta. Chuyển hướng từ chiến tranh cục bộ để làm sao Mỹ, Ngụy có hiệp định Paris về Việt Nam. Lúc đó, tổng thống Mỹ Johnson nói rằng, Việt Nam không còn đánh lớn được nữa, Mỹ có thể rút quân. “Còn Hiệp định thì Mỹ đi sâu vào hiệp định Giơnevơ chứ không tính hiệp định Paris. Mà Mỹ đã phá hiệp định Giơnevo rồi nên quay lại là không đúng. Cho nên Việt Nam cần phải có một hiệp định quốc tế mới. Hiệp định như thế nào để Mỹ công nhận độc lập, chủ quyền của Việt Nam. Việt Nam sẽ tự giải quyết việc nội bộ của mình và Ngụy ngừng ném bom”, đại tướng nói. Để tạo bước ngoặt lịch sử, Trung ương Đảng quyết định có trận đánh lớn, toàn diện để đánh bại và đánh nhụt ý chí của Mỹ, làm cho nước Mỹ rung động. Từ đó có Hiệp định Paris về Việt Nam. “Chính hiệp định này tạo điều kiện để chúng ta từng bước đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào. Nếu không có hiệp định Paris thì cuộc chiến còn kéo dài và không biết bao giờ thành công”, đại tướng Phạm Văn Trà nhận định.

Như vậy, không có cơ sở và chứng lý lịch sử để khẳng định ‘chính thể Việt Nam cộng hòa là một thực thể độc lập’ và từ ngụy quân, ngụy quyền không thể thay thế bởi bất kỳ từ nào khác.

Thành Nam 

Facebook Comments