Cựu binh Hoa Kỳ công bố ảnh chấn động: Cuộc đấu súng của một người lính Việt trong vòng vây lính Mỹ

share on:

Sau hơn 4 thập kỷ im lặng, giữ những tấm ảnh chiến tranh kinh hoàng cho riêng mình, cựu binh Mỹ có tên James Speed Hensinger đã chính thức cho công bố những hình ảnh mà ông ta đã chụp và lưu giữ được trong thời gian tham chiến trên chiến trường Việt Nam.

Cựu binh Hoa Kỳ công bố ảnh chấn động: Cuộc đấu súng của một người lính Việt trong vòng vây lính Mỹ

Xe bọc thép trang bị vũ khí chống máy bay M42 của quân đội Mỹ dùng hỏa lực nã điên cuồng vào đỉnh đồi, nơi có chiến sỹ bắn tỉa của quân đội Miền Bắc

Cựu chiến binh Mỹ từng tham chiến ở Việt Nam – James Speed Hensinger đã tiết lộ những hình ảnh mà ông ta mô tả rằng chúng ghi lại khoảnh khắc lực lượng Mỹ đóng ở căn cứ có tên Phu Tai (Phú Tài) ở thành phố duyên hải Đà Nẵng dùng hỏa lực mạnh bắn vào các địa điểm nơi họ phát hiện ra một xạ thủ bắn tỉa của quân đội Miền Bắc Việt Nam đang hoạt động.

Theo lời cựu binh lính nhảy dù của Lữ đoàn không vận 173, đây là sự việc xảy ra và tháng 4/1970  (khi đó ông ta mới 22 tuổi).

James Speed Hensinger kể lại rằng lực lượng của ông ta phát hiện thấy hoạt động của 1 chiến sỹ bắn tỉa của quân đội Bắc Việt cách đó vài tối.

Cựu binh Hoa Kỳ công bố ảnh chấn động: Cuộc đấu súng của một người lính Việt trong vòng vây lính Mỹ

Pháo sáng được lính Mỹ bắn lên đỉnh đồi, cùng lúc đó, hỏa lực từ hai ụ súng máy M-60 bố trí trên hai tháp canh của căn cứ Phu Tai (vệt đạn đỏ bên trái) được lệnh nhả đạn không thương tiếc về phía chiến sỹ mà lính Mỹ gọi là Việt Cộng

Không đề cập đến việc chiến sỹ bắn tỉa của quân đội Bắc Việt có thiệt mạng hay không nhưng James Speed Hensinger nói rằng “anh ta đã chống trả quyết liệt bằng một khẩu AK-47 đầy đạn”.

Theo sử liệu, giai đoạn từ 1969 – 1973 là thời điểm quân đội Mỹ tiến hành chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh theo chỉ lệnh từ Washington.  và cuộc tấn Công và nổi dậy Tết Mậu Thân là cột mốc đánh dấu sự thất bại của chiến tranh cục bộ, góp phần quan trọng làm phá sản chiến lược toàn cầu phản ứng linh hoạt của đế quốc Mỹ.

Nixon và những người cầm quyền nước Mỹ nhận thấy những thất bại liên tiếp của Mỹ trên thế giới, nhất là ở Việt Nam đã và đang làm biến đổi cán cân trên thế giới không có lợi cho Mỹ.

Vì vậy, Mỹ chủ trương điều chỉnh chiến lược hòng tiếp tục thực hiện chính sách bá chủ toàn cầu và duy trì thống trị ở miền Nam bằng chủ nghĩa thực dân mới.

Cựu binh Hoa Kỳ công bố ảnh chấn động: Cuộc đấu súng của một người lính Việt trong vòng vây lính Mỹ

Hỏa lực Mỹ được điều động với mục đích tiêu diệt người lính Bắc Việt đang hoạt động phía trên đỉnh đồi

Đế quốc Mỹ đề ra chiến lược toàn cầu mới mang tên “Học thuyết Nixon ” và chiến lược quân sự “răn đe thực tế” thay cho chiến lược “phản ứng linh hoạt” đã bị phá sản.

Đối với phong trào giải phóng dân tộc, học thuyết Nixon chủ trương vừa dụ dỗ, mua chuộc vừa đe doạ. Vì thất bại ở Việt Nam, Mỹ tìm cách hạn chế việc sử dụng quân Mỹ, thực hiện “Liên minh khu vực”, “Dùng người địa phương đánh người địa phương” (Nồi da xáo thịt).

Ứng dụng học thuyết Nixon  vào Việt Nam, khi đó chính quyền Mỹ điều chỉnh chủ trương “phi Mỹ hoá” của Johnson thành chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”. Thực chất của chiến lược này là dùng người Việt đánh người Việt với tiền bạc, vũ khí, trang bị của Mỹ và do Mỹ chỉ huy.

Đối với Quảng Nam – Đà Nẵng (tên gọi khi đo), Mỹ – Thiệu tiến hành 2 công tác lớn: Tăng cường ngụy quân, ngụy quyền mạnh cả về chất và lượng để thay thế cho quân Mỹ và Nam Triều Tiên. Mở rộng chương trình bình định giành lại các vùng nông thôn quanh Đà Nẵng, kiểm soát chặt chẽ thành thị, giữ vững các căn cứ và trục giao thông chiến lược.

Cựu binh Hoa Kỳ công bố ảnh chấn động: Cuộc đấu súng của một người lính Việt trong vòng vây lính Mỹ

Để bảo vệ Đà Nẵng, chúng tăng cường hệ thống phòng thủ nhiều tầng, từ xa, từ tuyến Cầm Giơi – Núi Quế với nhiều lực lượng khác nhau từ quân Mỹ, Nam Triều Tiên đến quân chủ lực của chế độ VNCH, bảo an, phòng vệ dân sự.

Ở các vùng nông thôn quanh Đà Nẵng, Mỹ – Thiệu ráo riết thực hiện chương trình bình định. Chúng dùng B52, bom toạ độ cày ủi, cào sạch nhà cửa những vùng tây Duy Xuyên, Gò Nổi, tây Điện Bàn, tây Hoà Vang. Để kiểm soát các trục lộ giao thông, địch xúc tác dân lên bên đường, lập các khu dồn dân, lập hàng rào điện tử từ Hội An đến tây bắc Hoà Vang.

Đồng thời ra quy định một số vùng chúng được tự do bắn phá. Trong thời gian từ 1969 đến 1972, các vùng Gò Nổi, Hòn Tàu, tây Duy Xuyên, vùng núi tây Đại Lộc liên tục bị địch dùng máy bay B52 đánh phá ác liệt.

Cựu binh Hoa Kỳ công bố ảnh chấn động: Cuộc đấu súng của một người lính Việt trong vòng vây lính Mỹ

Súng máy 50-caliber trên tăng M-42 xả đạn điên cuồng về phía đỉnh đồi

Cựu binh Hoa Kỳ công bố ảnh chấn động: Cuộc đấu súng của một người lính Việt trong vòng vây lính Mỹ

Cả ngọn đồi biến thành biển lửa khi 2 tháp pháo và 3 xe bọc thép Mỹ phun đạn vào sườn đồi

Cựu binh Hoa Kỳ công bố ảnh chấn động: Cuộc đấu súng của một người lính Việt trong vòng vây lính Mỹ

Theo James Speed Hensinger, quân Mỹ đã không tìm được người lính của đối phương mặc dù đã tiến hành tìm kiếm rất kỹ

Cựu binh Hoa Kỳ công bố ảnh chấn động: Cuộc đấu súng của một người lính Việt trong vòng vây lính Mỹ

James Speed Hensinger cũng đã chụp rất nhiều bức ảnh phong cảnh đồng quê Việt Nam khi tham chiến tại đây

Cựu binh Hoa Kỳ công bố ảnh chấn động: Cuộc đấu súng của một người lính Việt trong vòng vây lính Mỹ

Cảnh đàn trâu ăn cỏ trên đồng được James Speed Hensinger chụp và lưu giữ

Cựu binh Hoa Kỳ công bố ảnh chấn động: Cuộc đấu súng của một người lính Việt trong vòng vây lính Mỹ

Một ngư dân mưu sinh trên sông trong ảnh chụp của James Speed Hensinger

Cựu binh Hoa Kỳ công bố ảnh chấn động: Cuộc đấu súng của một người lính Việt trong vòng vây lính Mỹ

Lính nhảy dù James Speed Hensinger và ảnh chụp vào tháng 4 năm 1970

Cựu binh Hoa Kỳ công bố ảnh chấn động: Cuộc đấu súng của một người lính Việt trong vòng vây lính Mỹ

James Speed Hensinger lúc 22 tuổi

Cựu binh Hoa Kỳ công bố ảnh chấn động: Cuộc đấu súng của một người lính Việt trong vòng vây lính Mỹ

James Speed Hensinger hiện nay đang sinh sống ở Denver, Colorado, Mỹ

Bình Nguyên/Báo Giáo dục
Facebook Comments