Gửi những kẻ đang ngồi trách móc thủy điện Hòa Bình xả lũ

share on:

Tình hình mưa lũ phức tạp và chuyện thủy điện Hòa Bình xả lũ đã trở thành chủ đề để nhiều thành phần báo lá cải chống cộng, lều báo câu view, các trang mạng trái chiều hay nhiều thành phần không não khác đưa ra bàn tán và chửi rủa những cái nhà máy thủy điện Hòa Bình, chúng cho rằng thủy điện Hòa Bình là nguyên nhân chính khiến vùng hạ lưu đồng bằng sông Hồng chịu cảnh ngập úng khổ sở, gây nguy cơ vỡ đê ở đồng bằng phía dưới, các “chiên gia mạng” đều thay nhau chửi và cho rằng “họ thích là họ xả”, rằng thủy điện Hòa Bình là nguyên nhân chính khiến lũ lụt và phá hủy môi trường. Vậy nên nhân dịp cuối tuần rảnh rỗi viết vài dòng coi như là để thông não cho những ai còn đổ lỗi cho thủy điện là nguyên nhân chính gây ra lũ lụt cũng như vả vào mồm bọn lều báo mạt hạng luôn.

Trước hết, xin phép giới thiệu qua về chức năng và nhiệm vụ của thủy điện Hòa Bình. Công trình thủy điện Hòa Bình có công suất lớn nhất Đông Nam Á, được khởi công từ năm 1979 đến 1994, cung cấp khoảng 1/3 sản lượng điện Việt Nam. Nó có bốn nhiệm vụ chủ yếu: Cắt lũ, phát điện, cấp nước tưới và giao thông thủy. Dung tích hồ chứa là 9 tỷ m3, chiều dài đập 734 m, chiều cao 128 m. Công suất thiết kế của công trình là 1.920 MW, mực nước dâng tối đa là 120 mét.. Đây chính là công trình hợp tác giữa ta và nước anh em Liên Xô xây, giữa cái lúc vừa chiến tranh xong, kinh tế bao cấp đói nhăn răng mà Nhà nước ta quyết tâm xây dựng được cái thủy điện lớn như thế cũng đã là một kỳ tích lịch sử rồi.

Bằng sự giúp sức về tiền của và xương máu của những kỹ sư Liên Xô, thủy điện Hòa Bình được hoàn thành xong năm 1994 và đưa vào vận hành, mục đích chính là ngăn lũ từ sông Đà (sông Đà chiếm 55% lưu lượng nước của sông Hồng) và sản xuất điện năng cung cấp cho cả nước. Từ ngày có thủy điện Hòa Bình, đời sống của nhân dân vùng hạ lưu sông Hồng cũng như cả nước ta thay đổi đáng kể, nhà máy thủy điện Hòa Bình là nơi cung cấp điện chủ lực cho toàn bộ hệ thống điện Việt Nam, đặc biệt sau khi có đường dây 500KV chạy Bắc-Nam thì đây là nguồn cung điện chủ lực cho cả nước.

Ngoài ra, từ lúc có thủy điện Hòa Bình ngăn lũ, vào mùa mưa thì Hà Nội cũng như các tỉnh vùng hạ lưu đã đỡ ngập lụt hơn rất nhiều so với trước kia. Còn nhớ trận lũ lịch sử năm 1971 khi chưa có đập thủy điện, cơn “đại hồng thủy” đổ về đã khiến cho hơn 100.000 người chết ở đồng bằng sông Hồng, gây ra bao tang thương cho nhân dân và đất nước. Về mùa hạ thủy điện Hòa Bình còn trữ nước và đảm bảo tưới tiêu, chống hạn cho nông nghiệp, nhờ có nguồn nước quý giá trữ được mà thủy điện Hòa Bình đã thực hiện tốt nhiệm vụ cung cấp nước cho đồng bằng sông Hồng vào mùa khô hanh. Và qua chừng ấy năm vận hành, thủy điện Hòa Bình đã thực hiện rất xuất sắc các nhiệm vụ trên.

Mấy ngày vừa qua tình hình mưa lũ phức tạp xảy ra, khi mà lượng mưa lớn cộng với lũ từ các sông đổ về làm lưu lượng nước về đạt tới gần 10.000m3/s, lượng nước trong vùng thượng lưu hồ đạt 117,3m, nước từ mọi nguồn đổ về nhanh đến chóng mặt khiến cho nước hồ vượt mức báo động và gây tràn đập. Vì thế phương án xả lũ được tiến hành khẩn cấp,đó cũng là phương án bình thường trong việc làm thủy điện.

Gửi những kẻ đang ngồi trách móc thủy điện Hòa Bình xả lũ
Gửi những kẻ đang ngồi trách móc thủy điện Hòa Bình xả lũ

Ảnh: Thủy điện Hòa Bình xả lũ được chụp từ trên cao. Hãy tưởng tượng xem nếu vỡ đập thì như thế nào

Có bao giờ những kẻ “chiên gia mạng” trên kia nghĩ xem hậu quả của việc không xả lũ nó như thế nào không? khi lưu lượng nước trong hồ tăng lên vượt mức báo động, nếu không xả bằng cửa đáy thì áp lực trong hồ sẽ tăng cao vượt quá mức chịu đựng của đập khiến cho đập vỡ. Hãy hình dung xem nếu đập vỡ thì hậu quả lớn như thế nào, hơn 9 tỷ mét khối nước trong hồ sẽ tràn ra và biến thành cơn đại hồng thủy cuốn phăng mọi thứ trên đường đi của nó, và một chiếc xe tăng sẽ bị cuốn phăng như một chiếc lá đa chứ đừng nói những thứ khác.

Khi đó thì 6 tỉnh đồng bằng sông Hồng sẽ ra biển dạo chơi chỉ trong vòng một ngày chứ chả đùa, Hà Nội coi như chìm sâu trong biển nước, lúc đó thì hậu quả nó còn lớn hơn hàng trăm ngàn lần so với việc xả lũ như bây giờ. Vậy nên thay vì trách móc chửi rủa họ, hãy nghĩ đến cảnh họ phải căng đầu ra quyết định phương án xả lũ để cứu nguy cho toàn bộ đồng bằng sông Hồng.

Khi mà lũ về nhanh thì việc xả lũ là bất khả kháng, và nữa, nếu là lũ về chậm hay trong mùa khô thì xả lũ sẽ thông báo trước cho người dân cả tuần để có phương án đối phó. Nhưng trong vụ này, do mưa to ở các tỉnh miền núi phía Bắc quá lớn, lũ đổ về quá nhanh, mà thiên tai thay đổi khó đoán ai mà lường trước được, trong một lúc không kịp trở tay thì việc xả lũ mà người dân chưa nắm được thông tin cũng là điều dễ hiểu.

Hãy nghĩ đến cảnh trong lúc căng như dây đàn họ phải nghĩ ra phương án đảm bảo ít thiệt hại nhất cho đập thủy điện và cũng như toàn bộ vùng đồng bằng sông Hồng. Vậy nên đừng bảo họ thích xả là xả, ai làm thủy điện mới biết, đã xây hồ thì việc trữ nước là rất quan trọng, trữ nước để còn mùa hạ còn có nước mà sản xuất điện và cung ứng cho đời sống sinh hoạt cũng như tưới tiêu cho cả vùng đồng bằng sông Hồng, còn không có nước thì mùa hạ thiếu điện, thiếu nước sản xuất, nhà máy phải ngừng hoạt động thì lúc ấy ai chịu? làm thủy điện luôn biết quý nước, thế nên hãy ngừng chửi họ là “thích xả thì xả”.

Viết vài dòng theo hiểu biết của bản thân thế thôi, để cho những kẻ đang ngày ngày oán trách chửi rủa thủy điện thì hãy suy nghĩ lại trước khi phát ngôn, bọn lều báo mạt hạng cũng bớt lộng ngôn câu view đi, thay vì đó ý thức cùng nhau cao một tí và cùng chung tay vì cộng đồng khắc phục hậu quả lũ lụt và hãy nghĩ tại sao mẹ thiên nhiên lại nổi giận với chúng ta như thế. Thân ái!

Thúy Vy/ tổng hợp

Facebook Comments