Huyền thoại lãnh đạo Cuba và những chuyến thăm lịch sử tới Việt Nam

share on:

Tại vĩ tuyến 17 Quảng Trị của Việt Nam vào năm 1973, Lãnh tụ Fidel Castro đã phát biểu câu nói bất hủ: “Vì Việt Nam, Cuba sẵn sàng hiến dâng cả máu của mình”.

Fidel Castro luôn là một nhân vật có tầm ảnh hưởng lớn, một biểu tượng về một con người kiên cường đấu tranh cho tinh thần độc lập dân tộc và vì cuộc sống ấm no, hạnh phúc của con người.

Riêng với người dân Việt Nam, từ hàng chục năm qua, trong trái tim mỗi người Việt Nam, Cuba và vị lãnh tụ Fidel Castro đã trở thành biểu tượng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng, tinh thần quật khởi và khát vọng vươn tới tự do, hạnh phúc. Nhân dân Việt Nam luôn dành cho nhân dân Cuba, cho vị lãnh tụ Fidel Castro niềm tin yêu, sự khâm phục và đồng cảm sâu sắc. Trong suốt quãng đời hoạt động cách mạng và làm lãnh đạo của mình, cựu Chủ tịch Cuba Fidel Castro đã có 3 chuyến thăm lịch sử tới Việt Nam.

Huyền thoại lãnh đạo Cuba và những chuyến thăm lịch sử tới Việt Nam

Lãnh tụ Fidel đến nhà riêng của Thủ tướng Phạm Văn Đồng – tháng 9 năm 1973. Ảnh: Phòng lưu trữ Cách mạng/Tạp chí Cubadebate

Trên Thông tấn xã Việt Nam viết, tháng 9/1973, Fidel là vị nguyên thủ nước ngoài đầu tiên và duy nhất thăm vùng giải phóng miền Nam khi chiến tranh chưa kết thúc, đem đến cho chiến sỹ và nhân dân Việt Nam lời động viên chiến đấu và lời hứa đóng góp thực hiện mong ước của Bác Hồ xây dựng Việt Nam 10 lần to đẹp hơn.

Huyền thoại lãnh đạo Cuba và những chuyến thăm lịch sử tới Việt Nam

Chủ tịch Fidel Castro bắt tay những nữ du kích Gio Linh, Quảng Trị năm 1973

Hình ảnh vị Tổng Tư lệnh với bộ quân phục màu xanh ôliu đứng trên nóc một lô cốt cũ của địch, phất cao lá cờ của Mặt trận Dân tộc Giải phóng, là sự cổ vũ vô cùng to lớn đối với đồng bào chiến sĩ ta lúc đó.

Huyền thoại lãnh đạo Cuba và những chuyến thăm lịch sử tới Việt Nam

Lãnh tụ Fidel Castro và Thủ tướng Việt Nam Phạm Văn Đồng – tháng 9 năm 1973. Ảnh: Phòng lưu trữ Cách mạng/Tạp chí Cubadebate

“Vì Việt Nam, Cuba sẵn sàng hiến dâng cả máu của mình” cũng là câu nói chí tình, chí nghĩa của Fidel trong chuyến thăm Việt Nam lần đầu tiên này. Trong những năm tháng khó khăn nhất của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, câu nói ấy đã làm rung động bao trái tim của nhân dân Cuba và nhân dân Việt Nam, cũng như hàng triệu người có lương tri trên thế giới.

Huyền thoại lãnh đạo Cuba và những chuyến thăm lịch sử tới Việt Nam

Lãnh tụ Fidel thăm các chiến sĩ Việt Nam năm 1973. Ảnh: Phòng lưu trữ Cách mạng/Tạp chí Cubadebate

Câu nói đó thực sự phát ra từ trái tim của Fidel và nhân dân Cuba, cùng với sự giúp đỡ hết lòng của Cuba là một nguồn động viên vô cùng to lớn đối với nhân dân Việt Nam giữa lúc bom đạn ác liệt, khó khăn đủ bề vì cuộc chiến tranh kéo dài. Càng quý hơn khi chúng ta biết được lúc đó đất nước Cuba đang chịu sự cấm vận, cũng khó khăn mà vẫn sẵn lòng giúp chúng ta vô điều kiện với một tình cảm anh em ruột thịt. Fidel và nhân dân Cuba đã xem cuộc kháng chiến chống Mỹ của Việt Nam như của chính mình.

Huyền thoại lãnh đạo Cuba và những chuyến thăm lịch sử tới Việt Nam

Chủ tịch Fidel Castro trong cuộc mít tinh ở vùng giải phóng tại tỉnh Quảng Trị năm 1973. Ảnh: Granma

Cũng trong chuyến thăm lần đầu tiên này của Fidel đến Việt Nam, Cuba đã tặng Việt Nam 5 công trình kinh tế-xã hội vào loại tầm cỡ lúc bấy giờ với tổng trị giá khoảng 80 triệu USD, gồm: Khách sạn Thắng Lợi (tại Hồ Tây, Hà Nội), Bệnh viện Việt Nam-Cuba (tại Đồng Hới, Quảng Bình), Đường Xuân Mai, Trại bò giống Ba Vì, Xí nghiệp gà Lương Mỹ; tặng bò giống, gà giống và chi hơn 6 triệu USD để mua thiết bị hiện đại, đồng thời cử chuyên gia về cầu đường sang Việt Nam tham gia cùng bộ đội Trường Sơn mở rộng đường mòn Hồ Chí Minh; giúp đào tạo trên 1.000 sinh viên Việt Nam ở trình độ Đại học và cao học và vận động ủng hộ Việt Nam gia nhập Liên hợp quốc…. Sự nhường cơm sẻ áo chí tình này thật nghĩa hiệp và đúng lúc.

Huyền thoại lãnh đạo Cuba và những chuyến thăm lịch sử tới Việt Nam

Chủ tịch Fidel Castro chụp ảnh thân mật cùng Cựu Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son (khi đó là Thư ký của Chủ tịch nước Lê Đức Anh) năm 1995

Sau đó, cựu Chủ tịch Cuba đã có 2 lần sang thăm Việt Nam khi đất nước đã thống nhất vào năm 1995 và 2003. Trong những chuyến thăm này, tình hữu nghị và sự hợp tác anh em giữa hai nước Việt Nam-Cuba tiếp tục đạt được nhiều mốc son mới.

Huyền thoại lãnh đạo Cuba và những chuyến thăm lịch sử tới Việt Nam

Đại tướng Võ Nguyên Giáp và Chủ tịch Fidel Castro dang rộng vòng tay khi gặp nhau tại nhà riêng Đại tướng năm 2003 – Ảnh: Xuân Gụ

Trong chuyến thăm Việt Nam năm 2003, Chủ tịch Cuba Fidel Castro đã đến tận nhà riêng để gặp Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Đại tá Xuân Gụ, nguyên Trưởng ban ảnh báo Quân Đội Nhân Dân đã ghi lại được những hình ảnh quý báu cuộc gặp thân tình giữa hai vĩ nhân.

Huyền thoại lãnh đạo Cuba và những chuyến thăm lịch sử tới Việt Nam

Đại tướng Võ Nguyên Giáp và Chủ tịch Fidel Castro tại phòng truyền thống gia đình năm 2003 – Ảnh: Xuân Gụ

Đặc biệt vào năm 2013, kỷ niệm 40 năm chuyến thăm lịch sử tới vùng giải phóng Miền Nam Việt Nam tháng 9.1973 của lãnh tụ Cuba Fidel Castro, ông đã có bài viết về sự kiện đáng nhớ này. Trong bài viết, cựu Chủ tịch Cuba đã dành nhiều tình cảm yêu thương, trân trọng tới đất nước và con người Việt Nam.

Trong đó có đoạn: “Có một sự kiện rất quan trọng, đó là việc cập cảng Cuba của chuyến tàu hàng đầu tiên từ Việt Nam. Ngày nay, sự hợp tác kinh tế nhà nước hay doanh nghiệp và sự hiểu biết chính trị giữa hai đảng và mối quan hệ hữu nghị giữa hai nước được duy trì và tăng gấp bội”.

Xin thứ lỗi cho tôi về sự nỗ lực khiêm tốn khi viết những dòng này nhân danh mối quan hệ hữu nghị truyền thống với Việt Nam.

Fidel Castro Ruz

10 tháng 9 năm 2013

3 giờ 20 phút chiều”

Phát huy những tình cảm quý báu giữa Đảng và nhân dân hai nước, trong hơn nửa thế kỷ qua, bất chấp những biến động của tình hình chính trị thế giới, tình đoàn kết chiến đấu và tình hữu nghị thắm thiết Việt Nam-Cuba vẫn không ngừng được củng cố, trở thành mẫu mực của tình cảm thủy chung, trong sáng, là tài sản vô giá mà hai Ðảng và nhân dân hai nước luôn giữ gìn, vun đắp.

Theo Báo Gia đình và Xã hội

Facebook Comments