Từ kết cục bi thảm của diễn viên tài hoa Đơn Dương: cái giá phải trả cho những kẻ xúc phạm và xuyên tạc lịch sử

share on:

Nhiều độc giả đang bàn luận về kết cục của những kẻ chống phá Nhà nước, phản bội Tổ quốc, xuyên tạc, bịa đặt và xúc phạm lịch sử. Câu trả lời chung cho những kẻ này đó là kết cục bi thảm mặc dù trước đó họ đã có vinh quang, quyền lực, tiền bạc. Kết cục bi thảm đó đúng với bất kỳ ai, dù đó là chính trị gia phản bội tổ quốc, là nghệ sĩ, là chuyên gia…

Một trong những người đang được dư luận nhắc đến, đó là diễn viên điện ảnh tài hoa Đơn Dương.

Thế hệ những người đam mê điện ảnh thập niên 80 – 90 không thể quên nhân vật anh Chiến lái xe trong “Canh bạc”, trung úy Hoàng Thái trong “Người đẹp Tây Đô”, ông Cảnh trong “Đời cát”, anh Tam trong “Mê Thảo, thời vang bóng”… Đó là những vai diễn làm nên tên tuổi diễn viên Đơn Dương (1957 – 2011) – một trong những nam diễn viên tài hoa, điển trai và nam tính nhất màn ảnh Việt.

Đơn Dương trong cảnh phim xuyên tạc lịch sử

Tham gia vào hầu hết các bộ phim đầy tính nghệ thuật và khả năng diễn xuất nội tâm rất tốt khiến Đơn Dương được rất nhiều người biết đến. Từ khi bước chân vào điện ảnh (năm 1982) đến năm 2002, Đơn Dương đã tham gia tổng cộng 38 bộ phim khác nhau. Con số đó là niềm mơ ước của bất cứ diễn viên điện ảnh nào.

Cuộc đời ông đang ở đỉnh cao của tài năng và danh vọng, là niềm mơ ước của nhiều người trong nghề, nhưng chỉ sau bộ phim hợp tác với Holywood “Chúng ta từng là lính” (We were soldiers) đột ngột tuột dốc không phanh.
Trong phim “Chúng ta từng là lính” (We were soldiers) sản xuất năm 2002 – một bộ phim nổi tiếng là chuyển thể từ một cuốn hồi ký cùng tên của Hal Moore và Joseph L. Galloway viết chung, Đơn Dương thủ vai tướng Nguyễn Hữu An, người chỉ huy trận Ia Đrăng (cách gọi của Mỹ, phía Việt Nam coi đây là một trận nằm trong Chiến dịch Plây-Me) diễn ra vào tháng 10 & 11/1965.
Bộ phim tuy mào đầu bằng những lời lẽ thể hiện sự tôn trọng nỗ lực, sự hi sinh và tinh thần chiến đầu của đối phương (quân giải phóng) nhưng những gì mà nó thể hiện đã vấp phải sự chỉ trích rất mạnh từ giới chuyên môn và các nhân chứng là những cựu binh Mỹ từng tham chiến tại Việt Nam.
Mở đầu phim là một chi tiết rất phi lý, sai sự thật. Tướng Nguyễn Hữu An tổ chức lực lượng đánh Binh đoàn 100 Pháp vào tháng 6/1954 ở Tây Nguyên. Thực sự là thời điểm đó ông còn đang ở miền Bắc, là Trung đoàn trưởng Trung đoàn 174, Đại đoàn 316, 3 lần tấn công đồi A1 tại mặt trận Điện Biên Phủ.
Vào thời gian trên, ở Tây Nguyên có trận Đắk-Pơ (24/06/1954) đánh gục Binh đoàn 100 Pháp của Trung đoàn 96 chủ lực Liên khu V. Chỉ huy trận đánh là trung đoàn trưởng Nguyễn Minh Châu.
Trong phim tướng An được Đơn Dương tái hiện là một viên tướng tàn nhẫn (giết tù binh), sẵn sàng “nướng quân”, lính giải phóng được đạo diễn phim tái hiện như những con thiêu thân mất hết ý thức, chỉ biết lao lên hứng đạn và ngã rạp trước hỏa lực khủng khiếp của quân đội Mỹ. Tiếp đó, Đơn Dương còn tham gia bộ phim Rồng xanh (Green Dragon), là một bộ phim có nhiều chi tiết bôi nhọ sự kiện 30/04/1975.
Sau hai bộ phim, dù ra sức thanh minh (Đơn Dương cho rằng bị đạo diển cắt xén, chơi xỏ…) nhưng ông vẫn không thể lấy lại được hình ảnh mình trong mắt dư luận. Không thể chịu nổi áp lực dư luận trong nước, Đơn Dương sang định cư ở Mỹ năm 2003. Từ một ngôi sao hàng đầu Việt Nam, sang Mỹ ông không nhận được vai diễn nào, sống trầm luân.

Sự cay đắng khi sang Mỹ định cư từng được chính nam diễn viên này thổ lộ: “Bên Việt Nam, đã là bạn diễn với nhau, chỉ cần ới một tiếng là có liền. Qua đây, muốn gặp Mel Gibson – là người đóng chung Chúng tôi từng là lính thì phải đăng ký với thư ký để họ sắp xếp lịch hẹn, chưa kể họ còn hỏi mình như… hỏi cung, đại loại ông là ai, ông gặp Mel có vấn đề gì…”.

Ông mất năm 2011, trong cảnh gần như cô độc.

Đó là kết cục của diễn viên điện ảnh Đơn Dương nói riêng và những kẻ xuyên tạc, bôi nhọ lịch sử nói chung.

Tổng hợp từ Internet

 

Facebook Comments