Bỏ tiền lẻ vào chai nhựa để mua vé BOT có thể bị phạt tù từ 2 – 7 năm.

share on:

 

 Trước việc nhiều tài xế mang theo tiền lẻ cuộn tròn bỏ trong chai nhựa để mua vé tại trạm thu phí tuyến tránh Cai Lậy (Tiền Giang) nhằm phản đối và cho rằng chủ đầu tư đặt trạm không hợp lý, bán vé quá cao. luật sư Nguyễn Doãn Hùng, Công ty Luật IPIC – Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội cho biết:

 Hiện nay tiền lẻ vẫn được phép lưu hành bình thường, thế nên việc tài xế có cố tình dùng tiền lẻ để trả tiền phí cũng không vi phạm pháp luật, không thể xử lý đối với các hành vi này.

Bỏ tiền lẻ vào chai nhựa để mua vé BOT có thể bị phạt tù từ 2 - 7 năm.
Bỏ tiền lẻ vào chai nhựa để mua vé BOT có thể bị phạt tù từ 2 – 7 năm.
Tiền lẻ được bỏ vào chai nhựa để trả tiền mua vé BOT Cái Lậy, Tiền Giang[/caption]

Tuy nhiên, việc tài xế mang theo tiền lẻ cuộn tròn bỏ trong chai nhựa để mua vé như tại trạm thu phí tuyến tránh Cái Lậy, Tiền Giang thì đây là hành vi cố ý của người thực hiện hành vi, nhằm làm cho quá trình mua vé diễn ra lâu hơn bình thường, nhằm mục đích gây ách tắc giao thông tại trạm thu phí để phản đối việc thu phí.

Khi trả tiền lẻ thì đã mất thời gian kiểm đếm rất lâu, còn khi tiền lẻ cuộn tròn bỏ trong chai nhựa thì rõ ràng đây là hành vi cố ý để làm cho quá trình mua vé diễn ra rất chậm, hành vi này sẽ gây  ra ùn tắc giao thông tại trạm thu phí. Tài xế biết rõ điều này và vẫn cố tình thực hiện. Hành vi này có dấu hiệu “gây rối trật tự công cộng”, tùy theo tính chất, mức độ, hậu quả của hành vi vi phạm mà người vi phạm có thể bị xử lý vi phạm hành chính hoặc xử lý trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.Tuy nhiên, việc tài xế mang theo tiền lẻ cuộn tròn bỏ trong chai nhựa để mua vé như tại trạm thu phí tuyến tránh Cái Lậy, Tiền Giang thì đây là hành vi cố ý của người thực hiện hành vi, nhằm làm cho quá trình mua vé diễn ra lâu hơn bình thường, nhằm mục đích gây ách tắc giao thông tại trạm thu phí để phản đối việc thu phí.

Bỏ tiền lẻ vào chai nhựa để mua vé BOT có thể bị phạt tù từ 2 - 7 năm.
Bỏ tiền lẻ vào chai nhựa để mua vé BOT có thể bị phạt tù từ 2 – 7 năm.
Hàng loạt tài xế sử dụng tiền lẻ bỏ trong chai nhựa mua vé BOT khiến ách tắc giao thông tại điểm BOT Cái Lậy, Tiền Giang[/caption]

Theo luật sư Nguyễn Doãn Hùng, các mức xử lý theo quy định pháp luật cụ thể như sau:

– Đối với hành vi “gây rối trật tự công cộng” ở tính chất, mức độ thấp thì bị xử lý vi phạm hành chính:

Điều 5 – NĐ 167: Vi phạm quy định về trật tự công cộng, quy định xử lý hành vi trên sẽ là:

Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi:  Gây rối hoặc cản trở hoạt động bình thường của các cơ quan, tổ chức.

– Đối với hành vi “gây rối trật tự công cộng” ở tính chất, mức độ cao hơn thì bị xử lý về hình sự:

Điều 245 – BLHS: Tội gây rối trật tự công cộng

1. Người nào gây rối trật tự công cộng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ một triệu đồng đến mười triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

a) Có dùng vũ khí hoặc có hành vi phá phách;

b) Có tổ chức;

c) Gây cản trở giao thông nghiêm trọng hoặc gây đình trệ hoạt động công cộng;

d) Xúi giục người khác gây rối;

đ) Hành hung người can thiệp bảo vệ trật tự công cộng;

e) Tái phạm nguy hiểm.

Nghị quyết 02/HĐTP ngày 17 tháng 4 năm 2003 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn cụ thể như sau: “Gây cản trở giao thông nghiêm trọng” quy định tại điểm c khoản 2 Điều 245 Bộ luật Hình sự là gây cản trở giao thông từ 2 giờ trở lên hoặc gây cản trở giao thông ở những tuyến giao thông quan trọng, làm ách tắc giao thông trên diện rộng (không phân biệt thời gian bao lâu).

TTCPĐ.

Facebook Comments