Đồng đội cất tiếng hát tiễn biệt thiếu tá tình báo 6 lần bị địch cưa chân về đất mẹ

share on:

Trước lĩnh cữu của Thiếu tá tình báo Nguyễn Văn Thương, nhiều đồng đội xúc động, hát vang khúc ca “Người tình báo anh hùng”.

Ngày 14/8, nhiều lãnh đạo Thành ủy, UBND, HĐND TP.HCM, UBMT Tổ Quốc Việt Nam cùng nhiều đồng đội, đoàn thể…đến viếng, chia buồn cùng gia đình Anh hùng lực lượng vũ tranh nhân dân – Thiếu tá tình báo Nguyễn Văn Thương.

Có mặt tại lễ tang từ rất sớm, ông Tất Thành Cang, Phó Bí thư thường trực Thành ủy TP.HCM thắp hương, viết sổ tang tiễn biệt Thiếu tá Thương.

Đồng đội cất tiếng hát tiễn biệt thiếu tá tình báo 6 lần bị địch cưa chân về đất mẹ

Ông Tất Thành Cang, Phó Bí thư thường trực Thành ủy TP.HCM tiễn biệt Anh hùng vũ tranh nhân dân – Thiếu tá tình báo Nguyễn Văn Thương.

Trước đó, ông Huỳnh Hữu Trưởng (83 tuổi), một người đồng đội đã sáng tác bài hát “Người tình báo anh hùng” chép ra đĩa để tặng Thiếu tá Thương.

Khi vào viếng, ông Trưởng đã cùng đồng đội hát bài hát này trước sự nghẹn ngào, xúc động của những người có mặt tại buổi tang lễ.

Đồng đội cất tiếng hát tiễn biệt thiếu tá tình báo 6 lần bị địch cưa chân về đất mẹ

 Ông Huỳnh Hữu Trưởng (83 tuổi), một người đồng đội đã sáng tác bài hát “Người tình báo anh hùng” chép ra đĩa để tặng cho Thiếu tá Thương.

Một số hình ảnh tang lễ Thiếu tá Nguyễn Văn Thương, PV VTC News ghi nhận được ngày 14/8:

Đồng đội cất tiếng hát tiễn biệt thiếu tá tình báo 6 lần bị địch cưa chân về đất mẹ

 Anh hùng lực lượng vũ tranh nhân dân – Thiếu tá tình báo Nguyễn Văn Thương từ trần lúc 9h50 ngày 13/8.

Đồng đội cất tiếng hát tiễn biệt thiếu tá tình báo 6 lần bị địch cưa chân về đất mẹ
Đồng đội cất tiếng hát tiễn biệt thiếu tá tình báo 6 lần bị địch cưa chân về đất mẹ

 Nhiều cơ quan ban ngành, đồng đội đã đến thắp hương tiễn Thiếu tá Thương.

Đồng đội cất tiếng hát tiễn biệt thiếu tá tình báo 6 lần bị địch cưa chân về đất mẹ

 Lực lượng quân đội sắp hàng nghiêm chỉnh đến thắp hương tiễn đưa người Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

Đồng đội cất tiếng hát tiễn biệt thiếu tá tình báo 6 lần bị địch cưa chân về đất mẹ

Ông Tất Thành Cang viết sổ tang.

Đồng đội cất tiếng hát tiễn biệt thiếu tá tình báo 6 lần bị địch cưa chân về đất mẹ

 Bà Trần Thị Em (81 tuổi), vợ của Thiếu tá Thương buồn bã nhìn di ảnh chồng.

Đồng đội cất tiếng hát tiễn biệt thiếu tá tình báo 6 lần bị địch cưa chân về đất mẹ

 Lãnh đạo các ban ngành động viên người thân gia đình Thiếu tá Thương.

Đồng đội cất tiếng hát tiễn biệt thiếu tá tình báo 6 lần bị địch cưa chân về đất mẹ

 Người em nuôi thắp hương cho anh Thương lần cuối.

Đồng đội cất tiếng hát tiễn biệt thiếu tá tình báo 6 lần bị địch cưa chân về đất mẹ

Ông Huỳnh Hữu Trưởng (83 tuổi), một người đồng đội đã sáng tác bài hát “Người tình báo anh hùng” chép ra đĩa để tặng cho Thiếu tá Thương.

Đồng đội cất tiếng hát tiễn biệt thiếu tá tình báo 6 lần bị địch cưa chân về đất mẹ

Ông Trưởng kiểm tra lại máy trước khi cùng đồng đội hát tặng bạn mình.

Đồng đội cất tiếng hát tiễn biệt thiếu tá tình báo 6 lần bị địch cưa chân về đất mẹ

 Nhiều huân chương Nhà nước trao tặng cho Thiếu tá Thương được đặt trang trọng lên bàn thờ.

Thiếu tá tình báo Nguyễn Văn Thương (SN 1938, xã lộc Hương, huyện Trảng Bàng, Tây Ninh) tham gia nhập ngũ năm 1959. Sau thời gian huấn luyện, năm 1961, Thiếu tá Thương được chuyển về đơn vị trinh sát và làm bảo vệ cho ông Võ Văn Kiệt (lúc đó là Bí thư Thành ủy T4 Sài Gòn – Gia Định).

Sau đó, Thiếu tá Thương được giới thiệu sang hoạt động trong ngành tình báo, dưới sự huấn luyện trực tiếp của Đại tá Nguyễn Nho Quý (biệt danh Mười Nho) lúc đó là Trưởng ban tình báo khu Sài Gòn – Chợ Lớn.

Năm 1969, khi Thiếu tá Thương đang chuyển tài liệu mật từ căn cứ về Sài Gòn thì bị quân Mỹ phát hiện và cho trực thăng vây bắt.

Bị bắt giam, địch dùng đủ mọi đòn tra tấn dã man để nhằm khai thác thông tin nhưng Thiếu tá Thương nhất quyết không hé nửa lời.

Sau khi dùng đủ các chiêu trò từ tâm lý đến tra tấn không đạt được kết quả Thiếu tá Thương bị đưa về giam giữ tại trại giam Hố Nai (Đồng Nai).

Trong tù, Thiếu tá Thương vẫn tiếp tục hoạt động, đấu tranh, viết truyền đơn nên bị địch liệt vào dạng tù cấm cố, nhốt vào thùng sắt 3 tháng, nơi mà người tù bình thường khó chịu đựng nổi qua 15 ngày, rồi bị đày ra Côn Đảo.

Đến năm 1973, sau hiệp định Paris, ông được thả tự do về đoàn tụ với gia đình với thân hình không còn lành lặn. Sau đó, Thiếu tá Thương được Nhà nước cấp nhà an dưỡng tại đường Bình Lợi (phường 13, quận Bình Thạnh, TP.HCM) trước khi qua đời.

Thiếu tá Thương là Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

Được khen thưởng: Huân Chương Độc lập hạng Ba; Huân chương quân công hạng Ba; Huân chương chiến công hạng nhất, nhì, ba; Huy chương chiến sỹ vẻ vang hạng nhất, nhì ba; Huy chương chiến sỹ giải phóng; Dũng sỹ diệt Mỹ; Dũng sỹ diệt xe tăng; Dũng sỹ diệt máy bay; Huy hiệu 55 tuổi Đảng cùng nhiều bằng khen, giấy khen.

 

QUANG HẢI/VTC
Facebook Comments