Gửi Cộng hòa liên bang Đức: Không có chuyện “bắt cóc” Trịnh Xuân Thanh ở Berlin

share on:

Thông tin Trịnh Xuân Thanh ra đầu thú tại cơ quan An ninh điều tra của Bộ Công an đã thu hút sự quan tâm của người dân và cả cộng đồng quốc tế. Dư luận trong nước cho rằng Cơ quan An ninh Việt Nam đã thành công khi vận động, tạo áp lực để Trịnh Xuân Thanh tự nguyện về Việt Nam đầu thú. Thế nhưng, lại có những thông tin từ nước ngoài loan về Trịnh Xuân Thanh bị an ninh Việt Nam “bắt cóc” tại Đức.

Dẫn dắt nỗi nghi ngờ này, khi người ta viện dẫn Tờ TAZ, nhật báo Đức phát hành toàn Liên bang Đức, số ra Thứ tư ngày 02/08/2017 (ấn bản in) đã đăng bài tường thuật về vụ Trịnh Xuân Thanh bị “bắt cóc” ngay giữa Trung tâm Berlin. Tuy nhiên, sự thật là không hề có chuyện “bắt cóc” Trịnh Xuân Thanh tại Đức.

 

Gửi Cộng hòa liên bang Đức: Không có chuyện “bắt cóc” Trịnh Xuân Thanh ở Berlin

Bộ ngoại giao CHLB Đức ra thông cáo báo chí về vụ việc Trịnh Xuân Thanh

Nhưng thật đáng tiếc, ngày 2/8 đài VOA của Hoa Kỳ đưa tin, “Chính phủ Đức hôm 2/8 ra thông cáo yêu cầu chính phủ Việt Nam cho phép Trịnh Xuân Thanh được trở lại Đức “ngay lập tức”, “Chúng tôi yêu cầu ông Trịnh Xuân Thanh được cho phép trở lại nước Đức ngay để có thể tiến hành việc Việc Nam yêu cầu dẫn độ (ông Thanh) và yêu cầu xin tị nạn của ông (ấy) được xem xét thấu đáo. Chính phủ Đức cũng yêu cầu Tùy viên tình báo Việt Nam phải rời khỏi nước này trong vòng 48 tiếng đồng hồ nữa sau khi Bộ Ngoại giao nước này cho rằng họ tiến hành vụ bắt cóc một cựu lãnh đạo ngành dầu khí Việt Nam ở Berlin”.

Chính phủ và người dân Việt Nam lấy làm tiếc, khi chính phủ Đức ra thông cáo này và có những yêu cầu phi lí không thể chấp nhận được.

Để hiểu rõ vấn đề, cần nhìn nhận một cách khách quan và biện chứng. Vậy thì lực lượng An ninh, Tình báo Việt Nam đã sử dụng biện pháp nghiệp vụ gì, đủ tạo sức ép để một kẻ tham nhũng lớn như Trịnh Xuân Thanh lại tự nguyện về Việt Nam đầu thú?

Gửi Cộng hòa liên bang Đức: Không có chuyện “bắt cóc” Trịnh Xuân Thanh ở Berlin

Thông cáo báo chí của Bộ Công an Việt Nam về việc Trịnh Xuân Thanh ra đầu thú

Trên bình diện chung, đành rằng giữa Việt Nam và CHLB Đức chưa ký kết Hiệp định dẫn độ hay tương trợ tư pháp để dẫn độ những kẻ vi phạm pháp luật về Việt Nam. Thế nên, không thể di lý Trịnh Xuân Thanh về Việt Nam để xử lý, đó là nguyên tắc bởi chế tài của thông lệ quốc tế. Đó cũng là lý do duy nhất để Việt Nam lựa chọn biện pháp tối ưu là tạo sức ép, thuyết phục, vận động Trịnh Xuân Thanh tự nguyện về Việt Nam. Vì thế, không có chuyện an ninh Việt Nam bắt cóc Trịnh Xuân Thanh.

Khách quan mà nói, về logic, nếu như An ninh Việt Nam “bắt cóc” Trịnh Xuân Thanh thì chỉ ít phút an ninh Đức sẽ phản ứng tức thì và ngay lập tức các cửa khẩu sẽ bị phong tỏa, an ninh sân bay sẽ bị kiểm soát, đồng thời phía Đức sẽ thông báo với Cảnh sát, An ninh các nước EU để cùng truy lùng!

Thế nên, có người nói rất đúng rằng chớ có đùa với nước Đức văn minh vào loại nhất nhì châu Âu và câu trả lời dễ dàng được đặt ra. Nếu Trịnh Xuân Thanh bị “bắt cóc” thì tại sao khi xuất cảnh tại cửa khẩu sân bay thủ tục kiểm tra an ninh là vô cùng nghiêm ngặt, chặt chẽ Trịnh Xuân Thanh vẫn đủ tỉnh táo để “cứu mình” thừa sức, đủ thời gian kêu với Cảnh sát cửa khẩu rằng “tôi bị bắt cóc”.

Đương nhiên, nếu Trịnh Xuân Thanh kêu được như vậy mọi việc đã hoàn toàn khác. Thế nên, câu chuyện Trịnh Xuân Thanh bị bắt cóc là hoang tưởng không có thật.

Nói như vậy, cũng được hiểu rằng, Công an Việt Nam đủ thông minh, không bao giờ mù quáng chọn phương án “bắt cóc” Trịnh Xuân Thanh ở nước ngoài nói chung và ở nước Đức nói riêng, nếu chọn nhầm giải pháp tất nhiên hậu quả sẽ là nghiêm trọng.

Chính quyền Việt Nam chắc chắn không ngây thơ đến mức đánh đổi số phận 1 tên tội phạm tham nhũng để phải mất đi những lợi ích liên quan đến ngoại giao đã được xây dựng từ rất lâu giữa 2 quốc gia, chưa kể Việt Nam cuối năm nay sẽ tổ chức APEC, có ai dại dột để làm một việc ảnh hưởng đến hình ảnh, uy tín của lực lượng công an Việt Nam, mà xa  hơn là ảnh hưởng đến uy tín của cả một quốc gia trên bình diện quốc tế.

Rõ ràng, Công An Việt Nam đã vận động, thuyết phục Trịnh Xuân Thanh chấp nhận về nước mà không phải cần bằng vũ lực như những kẻ bịa chuyện thêu dệt? Quá trình vận động Trịnh Xuân Thanh về Việt Nam đầu thú, là rất khó khăn, không phải là điều dễ dàng. Tuy nhiên, với nghiệp vụ tinh thông của ngành An ninh, tình báo, cùng với cách tuyên truyền khéo léo nhưng đủ mạnh, thấu tình đạt lý, tạo sức ép đủ lớn buộc Trịnh Xuân Thanh phải hiểu rằng, không còn con đường nào khác để lựa chọn, nên tự nguyện về nước đó là lối thoát duy nhất đúng.

Đó cũng là thành công lớn của công an Việt Nam cần được ghi nhận.

Thế nên, việc này nên suy diễn theo chiều hướng đúng. Bởi đó là sự thật, một sự thật hiển nhiên Công an Việt Nam không thể “bắt cóc” người dễ dàng ở một nước khác, ở một thế giới An ninh đang được tăng cường, cảnh giác rất cao độ bởi nạn khủng bố IS đang tràn lan ở châu Âu.

Vì thế, kết luận Trịnh Xuân Thanh bị bắt cóc, đây là một sự nhầm lẫn và hiểu lầm đáng tiếc của chính phủ CHLB Đức, đã hiểu không đúng bản chất của vụ việc khi ra thông cáo: Vu cáo VN “bắt cóc” Trịnh Xuân Thanh, đồng thời trục xuất Tùy viên An ninh Đại sứ quán VN tại Đức, đã tạo ra những hiểu lầm không đáng có của nhân dân Đức đối với Việt Nam và dư luận quốc tế.

Nhân dân Việt Nam, lấy làm tiếc về thông cáo này của Chính phủ CHLB Đức. Chính hành vi này của chính phủ Đức đã không giúp chính phủ Việt Nam trong việc chống tham nhũng, vô hình chung nước CHLB Đức văn minh tương lai gần là nơi chứa chấp những kẻ tham nhũng và những kẻ vô luật pháp khác trên thế giới mà không bị trừng trị.

Nhân dân Việt Nam mong rằng vì đại cục, vì tình hữu nghị tốt đẹp sẵn có giữa hai Chính phủ và nhân dân hai nước Việt Nam và CHLB Đức. Chúng ta tin tưởng rằng: vụ việc Trịnh Xuân Thanh sẽ được giải quyết ổn thỏa, thấu lý, đạt tình trên cơ sở tôn trọng lợi ích của nhau, không vì một kẻ tham nhũng cần phải đưa ra công lý mà đẩy vụ việc lên quá cao, mất kiểm soát làm ảnh hưởng đến mối quan hệ hai nước là không thể chấp nhận được.

Kim Ngọc

Facebook Comments