Công bằng mà nói, tài năng của Huy Đức là thứ không thể phủ nhận, hắn có những nguồn tin nhanh chóng chính xác, có những bình luận đắt giá về các vụ án lớn như Trịnh Xuân Thanh hay Đinh La Thăng. Nếu biết cách giữ sạch ngòi bút của mình và viết một cách công tâm, khách quan; chắc hẳn Trương Huy Đức sẽ là một ngôi sao sáng trong làng báo Việt Nam. Chỉ tiếc rằng hắn đã đang tâm mài ngòi bút của mình thành vũ khí, sử dụng ngôn từ như một công cụ để kiếm tiền. Một kẻ có tài nhưng không có tâm.
Trong vụ “Đường Sơn Quán”, thứ làm nên danh tiếng của Huy Đức không thể không nói đến những lần được ông trùm Năm Cam bắn tin cho. Nhờ những tin tức này, một mặt đưa Huy Đức trở thành một ngôi sao lớn trong làng báo, mặt khác Đức dùng mặt báo để giúp Năm Cam triệt hạ đối thủ và những công an dám ngáng đường hắn, đưa hắn trở thành ông trùm thao túng toàn bộ thế giới ngầm. Tiếp nữa là vụ án kinh tế Epco – Minh Phụng của Liên Khui Thìn và Tăng Minh Phụng bị phanh phui những năm 1997-1998, khi phóng viên Hoàng Linh bị bắt đã khai nhận y đã được Liên Khui Thìn cho tiền nhiều lần, đồng thời giúp Liên Khui Thìn chuyển rất nhiều tiền cho Trương Huy San. Tuy nhiên chỉ có lời khai của Hoàng Linh là chưa đủ để Trương Huy San xộ khám, nhưng cũng khiến hắn phải cuốn gói trong ê chề khỏi báo Tuổi Trẻ.
Những người đã khuất cũng không được yên thân.
Dường như viết về những người đã khuất núi là một sở thích của Đức, bởi lẽ người chết thì không biết nói, không thể đối chứng cũng chẳng thể thanh minh. Dưới ngòi bút sắc như dạo cạo của Đức mà gia đình Ba Tung – một biệt động quân nổi tiếng một thời phải tan nát, bản thân Ba Tung mất hết công danh sự nghiệp, cô con gái tội nghiệp uống thuốc độc tự tử vì không chịu nổi những lời đàm tiếu của bạn bè sau những bài báo bỉ bôi của Đức, vợ Ba Tung cũng vì những con chữ trên mặt báo mà cả quãng đời còn lại sống trong điên điên khùng khùng, lúc tỉnh lúc mê. Giết người còn sống, Đức còn nhẫn tâm “giết” cả những người đã khuất. Cũng chính con gái của Ba Tung, sau khi cô mất được vài năm, Đức tìm thấy lá thư tuyệt mệnh cô để lại, và một lần nữa, trên mặt báo, Đức “giết” cô lần hai với quyết tâm dồn Ba Tung – bây giờ đã là một lão nông vào con đường chết.
Sau này trở thành một “nhà báo dân chủ”, Đức chuyển đề tài. Bây giờ mục tiêu của hắn là những lão thành cách mạng, là những khai quốc công thần. Hắn viết “Giữa trưa 7-1-1979, khi nghe con rể là Giáo sư Hồ Ngọc Đại đánh thức báo tin, “Quân ta đã vào Phnom Penh”, ông Lê Duẩn chỉ “ừ” rồi ngủ tiếp. Ông Hồ Ngọc Đại nói: “Tôi rất ngạc nhiên. Khi nhận được điện thoại từ Cục Tác chiến tôi cũng không ngờ chuyện long trời lở đất như thế mà ông vẫn ngủ”. Đưa đại quân đến thủ đô một quốc gia khác tưởng nhẹ tựa giấc ngủ trưa của một đấng quân vương nhưng phải mười năm sau Quân đội Việt Nam mới rút được chân ra khỏi đó”. Ai là người chứng kiến câu chuyện này rồi kể cho Đức nghe ? Không ai cả. Đại tướng Lê Đức Anh quỳ xuống cầu xin được đi Paris để đàm phán với Kissinger. Ai đã chứng kiến rồi kể cho Đức nghe ? Không ai cả.
Vậy đó, hắn viết về lịch sử một cách tùy hứng, không nhân chứng, không bằng chứng. Những mẩu chuyện của hắn có thể là thật, có thể là giả, cũng có thể chỉ có 1 nửa là thật. Nhưng thứ “lịch sử” chắp vá, cóp nhặt ấy chỉ nhằm một mục đích duy nhất là bôi xấu và hạ bệ những lão thành cách mạng.
Một kẻ có tài nhưng không có tâm, sớm muộn cũng sẽ gặp họa bởi chính tài năng của mình.
Bão Lửa