Linh mục Nguyễn Đình Thục cũng như một số linh mục khác bị tạm dừng xuất cảnh đi Úc những ngày qua là hoàn toàn bình thường của một quốc gia có chủ quyền nhưng xem ra lại là trò vu cáo của một số kênh thông tin xuyên tạc.
Vào ngày 05/12 cơ quan Công an cửa khẩu quốc tế Nội Bài cũng đã lập biên bản tạm dừng xuất cảnh đối với linh mục Lưu Ngọc Quỳnh đi Úc vì lý do bảo vệ an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội (theo quy định tại khoản 6 điều 21, Nghị định 136/2007/NĐ-CP ngày 17/8/2007 của Chính phủ về xuất nhập cảnh của công dân Việt Nam).
Hội nghị đã sắp đặt vị trí chỗ ngồi cho linh mục Nguyễn Đình Thục nhưng không có mặt vì bị tạm dừng xuất cảnh
Tiếp sau đó vào ngày 06/12 linh mục Nguyễn Đình Thục quản xứ Song Ngọc cũng bị cơ quan công an cảng hàng không Tân Sân Nhất tạm dừng xuất cảnh đi Úc cũng vì lý do trên. Không xuất ngoại đi Úc được linh mục Nguyễn Đình Thục tỏ ra hậm hực, bất mãn kêu gào vu cáo, xuyên tạc cơ quan chức năng Việt Nam. Cũng tại cảng hàng không Tân Sân Nhất, giám mục Nguyễn Thái Hợp cũng đã bị tạm dừng xuất cảnh đi Úc.
Ngày 07/12 là ngày mà hai dân biểu dân biểu Kevin Andrews (thuộc Đảng Tự do) và dân biểu TS Anne Aly (Phó Chủ tịch đảng Lao động) của Úc tổ chức một buổi điều trần về tình hình nhân quyền, tự do tôn giáo của Việt Nam. Buổi điều trần được tổ chức tại thủ đô Canberra, Australia với những khách mời là các linh mục cực đoan, các phần tử chống phá cách mạng, chế độ của Việt Nam.
Biên bản tạm dừng xuất cảnh linh mục Nguyễn Đình Thục đi Úc
Ngoài một số linh mục như Nguyễn Đình Thục, Lưu Ngọc Quỳnh, Nguyễn Thái Hợp… bị dừng xuất cảnh đi Úc thì còn nhiều linh mục, đối tượng khác đã xuất cảnh và có mặt tại buổi điều trần này như Linh mục Giuse Maria Lê Quốc Thăng, Tổng Thư ký Ủy ban Công lý hòa bình, Hội đồng Giám mục Việt Nam, linh mục Giuse Phan Sỹ Phương, quản xứ Tân Lộc, phường Nghi Tân, thị xã Cửa Lò, Nghệ An và linh mục Antôn Nguyễn Thanh Tịnh, quản xứ Cồn Sẻ, Quảng Lộc, thị xã Ba Đồn, Quảng Bình, thuộc cái gọi là “Uỷ ban Hỗ trợ nạn nhân môi trường biển). Ngoài ra, còn có Nguyễn Trung Trọng Nghĩa, thành viên Hội Anh em dân chủ, con của Mục sư Nguyễn Trung Tôn (đã bị bắt), BS Nguyễn Đỗ Thanh Phong, đại diện đảng Việt Tân, tại Australia.
Vấn đề đặt ra, linh mục Nguyễn Đình Thục bị dừng xuất cảnh theo yêu cầu của Công an tỉnh Nghệ An với lý do bảo đảm an ninh Quốc gia theo Nghị định 136. Nhưng, linh mục Nguyễn Đình Thục lại cố tình không hiểu để vu cáo cho rằng ‘không hiểu lý do’ và ‘bày trò gọi điện khi chưa nhấc máy trả lời thì lại xuyên tạc thành né tránh’.
Nguy cơ lý do an ninh Quốc gia Việt Nam là lý do chính đáng, hợp pháp của một quốc gia có chủ quyền, độc lập và buộc các quốc gia khác phải tôn trọng. Bất kỳ hành vi nào dù trên lãnh thổ Việt Nam hay ngoài lãnh thổ Việt Nam có nguy cơ đe dọa an ninh lãnh thổ, độc lập, chủ quyền của Việt Nam thì Việt Nam có quyền áp dụng mọi biện pháp để phòng vệ. Việc áp dụng biện pháp dừng xuất cảnh là biện pháp được pháp luật Việt Nam quy định (Nghị định số 136) và cũng chính là biện pháp được các quốc gia áp dụng phổ biến.
Bản chất, âm mưu của linh mục Nguyễn Đình Thục ở Việt Nam như thế nào thời gian qua đã phơi bày quá rõ và toàn dân Việt Nam đều lên tiếng phản đối, yêu cầu xử lý nghiêm minh. Nếu để Nguyễn Đình Thục xuất cảnh không chỉ nguy cơ đe dọa an ninh của Việt Nam mà còn có nguy cơ linh mục này trốn ở lại nước ngoài. Lý do trốn ở lại nước ngoài là có lý do vì những hành vi mà linh mục đã gây ra cho nhân dân Việt Nam thời gian qua đang bị cơ quan xem xét, điều tra.
Một vấn đề khác mà các kênh thông tin xuyên tạc cũng như bản thân linh mục Nguyễn Đình Thục không tự vấn bản thân mình xem tại sao các linh mục khác như Lê Quốc Thăng, Phan Sỹ Phương,… lại được xuất cảnh mà mình lại không được xuất cảnh. Điều đó chứng tỏ rằng, cơ quan chức năng của Việt Nam quyết định tạm dừng xuất cảnh là trên cơ sở chứng cứ, chứng minh rõ ràng và không có gì phải lo sợ về cái hội nghị điều trần do Úc tổ chức.
Nói về hội nghị điều trần do Úc tổ chức đối với nhân dân Việt Nam cũng chỉ là trò hề của những kẻ hám lợi, cực đoan, phản động … và trò chơi của những quốc gia muốn sử dụng để ép quan hệ quốc tế với Việt Nam. Vì sao, Úc phải tổ chức điều trần về nhân quyền của Việt Nam ? chẳng qua Úc cũng muốn gây áp lực với Việt Nam về một số yêu sách để ép Việt Nam trong một số quan hệ quốc tế khác như phải thân Úc, theo Úc …
Về tình hình nhân quyền, tự do tôn giáo ở Việt Nam được khẳng định và ghi nhận trong Hiến pháp và các văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam do nhân dân Việt Nam xây dựng theo ý chí, nguyện vọng của nhân dân. Nhà nước Việt Nam đã nỗ lực bảo đảm, bảo vệ nhân quyền, quyền tự do tôn giáo cho các tổ chức, cơ sở tôn giáo hợp pháp ở Việt Nam được nhân dân và những người theo tôn giáo ghi nhận.
Liệu một buổi đánh giá về nhân quyền, tự do tôn giáo của Việt Nam mà chỉ có dăm ba linh mục cực đoan, kẻ phản động, cơ hội thì liệu có đáng tin cậy ? Đó là những gì mà chúng tôi phản đối hoạt động xem xét, đánh giá của hai dân biểu Úc về tình hình nhân quyền, tự do tôn giáo ở Việt Nam là phiến diện, thiếu cơ sở khách quan không được nhân dân Việt Nam chấp nhận và hành động đó là sự can thiệp bất hợp pháp vào công việc nội bộ của Việt Nam. Liệu Úc có chấp nhận nếu đại biểu Quốc hội Việt Nam cũng sẽ tổ chức hội nghị điều trần về nhân quyền Úc, tự do tôn giáo của Úc …?
Thúy Vy/ theo dautruongdanchu.com