Mấy ý kiến về việc bắt Trịnh Xuân Thanh của tiến sỹ, luật sư Trần Đình Triển.

share on:

Xung quanh vụ việc Trịnh Xuân Thanh đầu thú tại Việt Nam gây xôn xao dư luận trong thời gian vừa qua, dưới con mắt luật gia, Tiến sĩ – Luật sư Trần Đình Triển đã có những nhận định dựa trên “thượng tôn pháp luật” mở ra cái nhìn mới cho vụ việc, được cộng đồng mạng đồng tình.

Mấy ý kiến về việc bắt Trịnh Xuân Thanh của tiến sỹ, luật sư Trần Đình Triển.
Mấy ý kiến về việc bắt Trịnh Xuân Thanh của tiến sỹ, luật sư Trần Đình Triển.

Sau đây là nguyên văn bài viết của luật sư Trần Đình Triển trên trang cá nhân, mời quý bạn đọc theo dõi:

MẤY Ý KIẾN VỀ BẮT TRỊNH XUÂN THANH

Mấy ngày nay, báo chí và trên mạng xã hội bàn luận nhiều về việc bắt Trịnh Xuân Thanh. Tuyệt đại đa số nhân dân Việt Nam đồng tình và ghi nhận sự quyết tâm của Đảng và nhà nước trong công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng.

Mấy ý kiến về việc bắt Trịnh Xuân Thanh của tiến sỹ, luật sư Trần Đình Triển.
Mấy ý kiến về việc bắt Trịnh Xuân Thanh của tiến sỹ, luật sư Trần Đình Triển.

Bài viết trên trang cá nhân của Luật sư Trần Đình Triển

Tuy nhiên, có thông tin là bắt giữ Trịnh Xuân Thanh tại Đức và đang bị phản ứng của chính phủ Đức. Giả sử rằng thông tin đó là chính xác; thì tôi cho rằng sự phản ứng đó là sai, mục đích thiếu thánh thiện, vì:

– Hiện nay nhiều loại tội phạm yêu cầu mọi quốc gia phải có trách nhiệm cùng phối hợp đấu tranh: tội phạm chiến tranh, diệt chủng, khủng bố, ma tuý, buôn bán người, tuyển dụng lính đánh thuê,…

– Phòng chống rửa tiền mang tính toàn cầu và có tính chất thời đại. Đã có tổ chức Quốc tế, IMF, WB, G7,…đặc biệt quan tâm. Hành vi của Trịnh Xuân Thanh là tham nhũng, biến những đồng tiền thu nhập bất hợp pháp thành hợp pháp – Đó cũng là hành vi rửa tiền;

– Tổ chức Cảnh sát Quốc tế thì Việt Nam và Đức đều là thành viên;

– Tổ chức ” Minh bạch thế giới ” có trụ sở chính ở Đức, có Văn phòng đại diện tại Hà Nội. Tổ chức này tiêu chí hoạt động cũng vì mục đích chống tham nhũng;

– Khi sáp nhập, nhà nước Đức tuyên bố: tôn trọng các vấn đề đối ngoại mà Cộng hoà dân chủ Đức đã ký kết với các nước và Quốc tế. Vậy thì Hiệp định tương trợ tư pháp gữa VN và CHDC Đức còn hiệu lực, Nhà nước Đức kế thừa và có trách nhiệm thực hiện;

– Hành vi của Trịnh Xuân Thanh đã bị khởi tố bị can, có lệnh truy nã toàn cầu. Đây là hành vi tham nhũng, rửa tiền,… thì các nước thành viên của Tổ chức phòng chống rửa tiền, Tổ chức Cảnh sát Quốc tế ( Trong đó có nhà nước Đức),…phải có trách nhiệm bắt Trịnh Xuân Thanh bàn giao cho VN ( Xin lưu ý rằng: hành vi của Trịnh Xuân Thanh là không thuộc loại cư trú chính trị);

– Trịnh Xuân Thanh có Quốc tịch VN, nhập cảnh sang Đức. Dù ở đâu thì cũng phải tuân thủ luật pháp VN, luật pháp nước sở tại, quyền con người của Trịnh Xuân Thanh. Vậy thì căn cứ nào để nói rằng: phía VN bắt TXT tại Đức mà không có ý kiến từ phía Đức? TXT có quyền trở về VN và ra đầu thú. Đại sứ quán VN là cơ quan đại diện cho nhà nước VN về đối ngoại và bảo vệ quyền hợp pháp của công dân VN ở nước sở tại. Nguyện vọng của công dân VN hợp pháp, Sứ quán giải quyết, giúp đỡ là đúng. Cơ quan có thẩm quyền của nhà nước Đức tiến hành làm thủ tục xuất cảnh cho TXT là đã công nhận xuất cảnh về VN hợp pháp theo ý nguyện cá nhân TXT trong tờ khai, tài liệu xuất cảnh.

Như vậy, việc bắt giữ TXT là đúng pháp luật, thể hiện đúng ý nguyện ra đầu thú của TXT. Nếu tổ chức nào, cá nhân nào phản ứng, ra điều kiện,…về vụ việc này thì chính là đang can thiệp vào công việc nội bộ của VN; đi ngược và chống lại cam kết Quốc tế về đấu tranh và phòng chống rửa tiền.

Tiến sĩ – Luật sư Trần Đình Triển

Facebook Comments