Vì danh dự dòng họ, giáo sư Phan Huy Lê trở cờ?

share on:

Chuyện Giáo sư, Viện sỹ Phan Huy Lê, nguyên Chủ tịch Hội khoa học Lịch sử Việt Nam có một người anh trai từng giữ đến cương vị Thủ tướng trong Chính quyền ngụy quân Việt Nam Cộng hòa thời đệ nhị không ai là không biết – Ông Phan Huy Quát. Trước khi trở thành thủ tướng của chế độ Ngụy tại Việt Nam, ông Quát (Sinh năm 1908) từng là thành viên Đại Việt Quốc dân Đảng, từng đảm nhiệm các chức vụ Tổng trưởng Quốc phòng Quốc gia Việt Nam, thủ tướng Việt Nam Cộng hòa từ tháng 2 đến tháng 6 năm 1965.

Ông Phan Huy Quát trong một bức ảnh chụp chung với nhà tình báo vĩ đại Phạm Xuân Ẩn (Nguồn: Internet). 

Sau ngày 30/4/1975, dù có nhểu nợ máu với cách mạng và người dân, song ông Quát không ra trình diện để tham gia cải tạo cùng như chịu sự giám sát, quản lý của chính quyền cách mạng. Ông ta trốn tránh những mong sự việc sẽ rơi vào quên lãng và không bị xử lý. Nhưng thật không may cho ông ta khi bị bắt vào ngày 16/8/1975 ông bị bắt trên đường vượt biên sang nước ngoài định cư. Và do có tiền sử bị bệnh trước đó, nên chưa đầy bốn năm sau ông chết trong nhà tù Chí Hòa – 27/4/1979.

Cho đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có bất cứ một lí do chính thức nào xung quanh chuyện ông Phan Huy Lê trở cờ và tiến tới công nhận, hợp thức hóa cho chế độ “Việt Nam Cộng hòa” khi bỏ danh xưng “ngụy quân, ngụy quyền” trong bộ lịch sử mới được ra mắt dày 15 tập (cùng với PGS.TS Trần Đức Cường, nguyên Chủ tịch Hội khoa học Lịch sử Việt Nam) là vì động cơ tình riêng? GS Phan Huy Lê cũng chưa thực sự lên tiếng xung quanh nghi vấn này!

Tuy nhiên, trong vô số những lí do được đưa ra thì lí do này tỏ ra thuyết phục hơn cả! Chúng ta không phủ nhận những đóng góp của GS Phan Huy Lê đối với nền sử học của nước nhà, nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc vị GS ở tuổi xưa nay hiếm này giữ trọn tính khách quan, vô tư trong viết sử.

Rất có thể vì tình riêng và mong muốn phục hồi, “vinh danh” người anh trai quá cố của mình, vị Gs đáng kính của chúng ta đã phạm sai lầm. Và tất nhiên, có thể hiểu những vị như PGS.TS Trần Đức Cường và các cộng sự tham gia bộ sách vì nể Gs Phan Huy Lê mà trở nên đồng lõa và chấp nhận một điều mà đa phần dư luận đểu không chấp nhận được.

Một tình tiết khác cũng cần đề cập đến: Dòng họ Phan Huy tại Hà Tĩnh là một dòng họ văn hiến, hiếu học và có nhiều cống hiến cho dân tộc, đất nước qua các thời kỳ khác nhau. Có thể kể đến những tên tuổi tiêu biểu như Thượng thư, nhà ngoại giao Phan Huy Ích, nhà bác học Phan Huy Chú, Thượng thư – nhà văn hóa Phan Huy Vịnh[4]. Thân sinh là Phan Huy Tùng (1878- ?) (đỗ Hội nguyên và Tam giáp đồng tiến sĩ khoa Quý Sửu – năm 1913), Lang trung Bộ Hìnhtriều Nguyễn….

Đến thế hệ của mình, anh em của Gs Phan Huy Lê cũng thực sự là những người kiệt xuất, có nhiều đóng góp và có địa vị xã hội lớn lao. Nhưng điều mà không ai có thể ngờ đến là người anh cả của GS Lê lại theo chế độ Việt Nam cộng hòa và giữ chức vụ cao trong bộ máy đó! Và nó đã làm tiêu tan đi phần nào danh vọng, địa vị, tiếng tăm của dòng họ. Và không bằng lòng với sự được mất của thời cuộc dành cho dòng họ mình, vị GS đáng kính đã định viết lại lịch sử nhân danh việc cổ vũ cho xu hướng mới trong nhận thức và viết Sử!

Thật tiếc là cái ý đồ rất đỗi riêng tư đó đã bị dư luận chặn đứng!

 
An Chiến
Facebook Comments