Ngày 4-10-2016, Bộ Công an đã đưa Việt Tân vào danh sách các tổ chức khủng bố, chống Nhà nước Việt Nam. Hiện nay, hoạt động của các đối tượng ngày càng manh động và liều lĩnh. Vì thế, mỗi người dân cần cảnh giác trước những chiêu bài tuyên truyền của đối tượng.
Trong những năm qua, nhiều đối tượng trong tổ chức Việt Tân bị bắt giữ đã được đưa ra truy tố, xét xử…, thế nhưng với bản chất của những kẻ bán nước, cầu vinh, các đối tượng trong tổ chức chưa bao giờ từ bỏ dã tâm của mình chúng.
Cũng vì thế, vào ngày 4-10-2016, Bộ Công an đã đưa Việt Tân vào danh sách các tổ chức khủng bố, chống Nhà nước Việt Nam. Hiện nay, hoạt động của các đối tượng ngày càng manh động và liều lĩnh. Vì thế, mỗi người dân cần cảnh giác trước những chiêu bài tuyên truyền của đối tượng.
Khi tìm hiểu về nhân thân của các đối tượng trong tổ chức khủng bố Việt Tân, chúng tôi nhận thấy tất cả đều có một điểm chung. Phần lớn trong số đó đang sinh sống ở nước ngoài, sinh ra vào trước thời điểm đất nước giải phóng.
Một trong những cái tên phải kể đến là Nguyễn Quốc Quân, còn có tên gọi khác là Chu Cảnh Lâm, Lê Trung, Tuấn Anh, Nguyen Richard; Nguyen Richard Tuan Phong (SN 1953, quê quán tại Hà Nội). Sinh ra và lớn lên tại Hà Nội, năm 1954, đối tượng cùng mẹ vào Sài Gòn sinh sống. Quân đã từng học qua nhiều bậc học với trình độ cao nhất là tiến sỹ toán học; đối tượng đã từng có thời gian làm giáo viên Trường THPT Rạch Sỏi, thị trấn Rạch Sỏi, TP Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang.
Năm 1981, Nguyễn Quân vượt biên sang Mỹ, sinh sống tại bang Nam California. Từ nhỏ, Quân đã không biết cha là ai, còn mẹ của Quân đã mất tích khi vượt biên sang Mỹ. Ngay sau khi sang Mỹ, đối tượng này đã tham gia tổ chức “Mặt trận Quốc quân giải phóng Việt Nam”.
Thời gian đầu, Quân được giao phát một số tờ báo và tài liệu để tuyên truyền người tham gia vào tổ chức này. Đến tháng 1-1987, Quân được phân công xây dựng phần mềm tin học quản trị đoàn viên và hồ sơ nhân sự cho “Mặt trận” được trả lương với mức là 250 USD/ tháng.
Tháng 6-1988, Quân được phân công viết phần mềm phục vụ việc kinh doanh cho một hệ thống phở để tạo nguồn tài chính cho “Mặt trận Quốc gia thống nhất giải phóng Việt Nam”.
Đến năm 1990, Quân tiếp tục tham gia thành lập “Hội chuyên gia Việt Nam” do Vũ Quý Kỳ làm Chủ tịch, được phân công làm Tổng thư ký với mục đích tập hợp những người Việt Nam ở hải ngoại, có trình độ từ đại học trở lên, nhằm xây dựng và thực hiện kế hoạch “Canh tân đất nước Việt Nam” theo tư tưởng của tổ chức “Mặt trận Quốc gia thống nhất giải phóng Việt Nam”; thành lập nhiều phân hội của “Hội chuyên gia Việt Nam” ở Mỹ, châu Úc, châu Âu, thông qua các phân hội để lôi kéo người tham gia cái gọi là “Mặt trận quốc gia thống nhất giải phóng Việt Nam”.
Đến năm 1995 thì viết phần mềm phiên dịch tự động tiếng Anh sang tiếng Việt để kinh doanh và tạo nguồn tài chính cho “Mặt trận Quốc gia thống nhất giải phóng Việt Nam”.
Năm 1999, đối tượng chính thức được kết nạp rồi trở thành đảng viên của tổ chức khủng bố Việt Tân, trực tiếp đến một ngôi trường tại Thái Lan để tuyển lựa một số sinh viên Việt Nam du học tại Thái Lan tham gia viết tiếp phần mềm dịch tiếng Anh và phát biểu, tuyên tuyền cho tổ chức khủng bố Việt Tân trong buổi khai mạc…
Đối tượng sau đó đã tham gia soạn thảo các tài liệu, tuyển lựa nhân sự, tài liệu an ninh, viết phần mềm mã hóa thông tin và hướng dẫn cho các đảng viên trong tổ chức bài an ninh, phương pháp đấu tranh chống khủng bố. Đối tượng đồng thời tích cực tham gia thực hiện “kế hoạch Sang Sông”, rồi tìm cách xâm nhập từ Campuchia về Việt Nam bất hợp pháp quan cửa khẩu Mộc Bài (Tây Ninh) bằng chứng minh nhân dân giả để chỉ đạo đồng bọn phát tán truyền đơn của Việt Tân thì bị bắt giữ.
Đối tượng thứ hai là Bùi Bằng Đoàn, còn có bí danh Lý Thái Hùng, là Tổng bí thư Việt Tân, sinh năm 1952, quê quán ở Đập Đá, An Nhơn, Bình Định. Trước khi ra nước ngoài, Đoàn sinh ra và lớn lên tại An Nhơn.
Năm 1964, đối tượng theo gia đình chuyển vào Quy Nhơn, Bình Định sinh sống. Năm 1971, Đoàn tốt nghiệp tú tài, sau đó đi du học tự túc tại Nhật Bản. Đến năm 1981, đối tượng này tốt nghiệp tiến sỹ ngành kiến trúc rồi di cư sang Mỹ.
Châu Văn Khảm tham gia tổ chức Việt Tân do bất mãn với chế độ xã hội tại Việt Nam và ủng hộ quan điểm đấu tranh chống phá của tổ chức khủng bố Việt Tân.
Vào năm 2010, đối tượng đã tự nguyện viết đơn xin tham gia vào Việt Tân và được các đối tượng cốt cán trong tổ chức khủng bố tại Úc kết nạp vào tổ chức, sinh hoạt tại chi bộ Sydney, từng giữ các chức vụ bí thư chi bộ 1, thuộc đảng bộ Sydney; đại diện cơ sở Việt Tân tại Sydney từ 2014-2015 và hiện là bí thư đảng bộ Úc châu nhiệm kỳ 2016-2019.
Nhiệm vụ của Châu Văn Khảm là kết nối, lồng ghép và từng bước hướng lái hoạt động của Việt Tân vào cộng đồng người Việt tại Úc; tìm kiếm, phát triển lực lượng và vận động người Việt tại Úc, đặc biệt là Sydney tham gia vào các cuộc biểu tình tuần hành chống Việt Nam, nhân ngày lễ, Tết hoặc thời điểm diễn ra các sự kiện quốc tế quan trọng của Việt Nam.
Từ đầu năm 2018, đối tượng Đỗ Hoàng Điềm đã chỉ đạo Châu Văn Khảm về Campuchia, thực hiện ý đồ xâm nhập Việt Nam bằng đường tiểu ngạch qua cửa khẩu Hà Tiên (Kiên Giang) với nhiệm vụ là kiểm tra, đánh giá tuyến xâm nhập từ Campuchia vào Việt Nam qua tuyến biên giới đường bộ và tổ chức huấn luyện các đối tượng Việt Tân ở trong nước.
Trường hợp tiếp theo là Nguyễn Thị Thanh Vân, còn có bí danh là Trần Thanh Vân (SN 1956, tại TP Hồ Chí Minh), hiện đang ở tại Pháp.
Năm 1974 đến 1977, đối tượng đi du học tại Pháp, chuyên ngành sinh hóa. Sau đó, đến năm 1990 thì làm việc cho Ban biên tạp tờ Nguyệt san của “Liên minh Việt Nam tự do”. Vào năm 1999, Vân được các đối tượng trong tổ chức khủng bố Việt Tân giới thiệu tham gia vào tổ chức.
Trong một thời gian dài, đối tượng được giao làm phát thanh viên của đài phát thanh “Chân Trời Mới” của Việt Tân tại Pháp với cái tên “Thanh Thảo”. Trong quá trình này, Vân đã nhiều lần thực hiện các cuộc phỏng vấn nhằm tuyên truyền cho tổ chức khủng bố Việt Tân.
Vào năm 2007, đối tượng này đã 2 lần về Việt Nam để cùng với các đối tượng trong tổ chức khủng bố Việt Tân thực hiện hành vi rải truyền đơn, logo của tổ chức khủng bố Việt Tân. Hành vi của Vân vào thời điểm đó đã bị cơ quan an ninh Việt Nam ngăn chặn. Song quá trình điều tra, Vân đã khai báo thành khẩn và có đơn xin khoan hồng.
Với chính sách khoan hồng của Đảng và Nhà nước dành cho những người biết thành tâm hối cải, Cơ quan ANĐT Bộ Công an khi đó đã ra quyết định đình chỉ điều tra bị can và Viện kiểm sát nhân dân Tối cao đã ra quyết định hủy bỏ biện pháp tạm giam đối với Vân. Bộ Công an sau đó đã ra lệnh trục xuất đối với Vân. Nhưng với bản chất của những kẻ bán nước, sau khi trở về Pháp, đối tượng đã bội tín, tiếp tục có những hành vi sai trái.
Trương Leon còn có tên gọi khác là Trương Văn Sỹ, Trương Văn Ba, SN 1953, tại Bạc Liêu. Vào năm 1979, Trương Leon vượt biên sang Mỹ và định cư từ đó đến nay. Với tư tưởng chống đối cực đoan, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng, Nhà nước và những kết quả Đảng và nhân dân ta đã đạt được, Trương Leon là đối tượng chống đối tích cực.
Từ năm 2005, Trương Leon đã được đối tượng trong tổ chức khủng bố giới thiệu, kết nạp vào tổ chức. Khi tham gia vào tổ chức này, Trương Leon biết rõ hơn cả tiền thân của tổ chức này là “Mặt trận Quốc gia thống nhất giải phóng Việt Nam” do Hoàng Cơ Minh cầm đầu. Đối tượng này đã từng đưa lực lượng, vũ khí về Việt Nam, tiến hành hoạt động khủng bố, chống lại Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Tại Mỹ, Trương Leon từng phát đi truyền đơn bằng tiếng Việt, có nội dung xuyên tạc, nhằm kích động người Việt Nam ở nước ngoài chống lại Nhà nước Cộng hoàn xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Năm 2007, Trương Leon được tổ chức Việt Tân giao nhiệm vụ xâm nhập Việt Nam để làm và tán phát tài liệu… Khi đối tượng và đồng bọn đang thực hiện hành vi phạm tội thì bị bắt quả tang. Hành vi của Trương Leon đã phạm vào tội khủng bố. Song cũng như đối tượng Vân, Trương đã thành khẩn khai báo và được thực hiện chính sách khoan hồng.
Cùng với các hoạt động củng cố, phát triển tổ chức; móc nối, đưa người ra nước ngoài đào tạo, tham gia tài trợ, chi phối, hoạt đông của các hội, nhóm chống đối trong nước… , hoạt động của Việt Tân hiện nay ngày càng tinh vi hơn. Cùng với việc lợi dụng một số quần chúng, giáo dân để phát triển lực lượng, các đối tượng còn viết, vẽ các khẩu hiệu, nhằm xuyên tạc ý nghĩa lịch sử của cuộc đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Chúng yêu cầu người dự thi phải viết, vẽ hoặc dán một khẩu hiệu mang nội dung phản động ở khu vực công cộng, sau đó chụp ảnh hoặc quay phim gửi cho Việt Tân để đăng tải trên mạng Internet… Những bức ảnh được chụp tại một số địa điểm liên quan đến an ninh đã được các đối tượng trao giải. Việt Tân còn kích động các hoạt động chống phá Quốc hội Việt Nam.
Tổ chức khủng bố này xác định đây là hướng chống phá mới cần triển khai, đặc biệt vào trước các thời điểm bầu cử quốc hội… Để thực hiện mục tiêu trên, các đối tượng đã tuyên truyền, vận động và tìm cách hướng lái để nhân dân thấy đại biểu quốc hội là một trong những mũi nhọn tấn công cần thiết đánh vào sự tồn vong của chế độ…
Các hoạt động tài trợ, ủng hộ Việt Tân đều sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật. Với các nội dung ở trên, người dân đã có thể hiểu được bản chất của các đối tượng trong tổ chức khủng bố Việt Tân. Vì thế, mỗi người dân cần phải nâng cao tinh thần cảnh giác trước âm mưu, thủ đoạn hoạt động của các đối tượng trong tổ chức, đặc biệt là việc tuyên truyền, móc nối biểu tình, phá rối an ninh.
Việc ủng hộ và hậu thuẫn cho Việt Tân sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật. Người dân không chia sẻ, tương tác các bài viết, hình ảnh của Việt Tân trên Internet, nhất là mạng xã hội. Trong trường hợp phát hiện ai có hành vi tham gia hoặc có quan hệ với Việt Tân thì báo cáo với cơ quan Công an nơi an nhất.
Về phía các cơ quan, đơn vị cần phải tăng cường công tác bảo vệ chính trị nội bộ và quản lý cán bộ, đảng viên, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”; ngăn chặn tác hại của hoạt động phá hoại tư tưởng của Việt Tân. Việc tuyên truyền đến người dân, cán bộ và đảng viên phải được tiến hành một cách thường xuyên.
Từ đó, giúp họ nâng cao cảnh giác, kịp thời xử lý các tình huống xảy ra, không để bị động, bất ngờ; giải quyết tốt những vấn đề bất cập, bức xúc xã hội, không để bị các đối tượng lợi dụng, kích động khiếu kiện, biểu tình gây mất ổn định chính trị.