Hôm nay 19/5/2017, tròn 127 năm ngày sinh của chủ tịch Hồ Chí Minh, nhà lãnh tụ thiên tài của dân tộc Việt Nam. Trong cuộc đời hoạt động của mình, Người đã để lại nhiều di sản quý báu cho không chỉ đất nước Việt Nam mà cả nhân loại trên thế giới. Nhân kỉ niệm ngày lễ quan trọng này tôi xin đưa ra một phần nhỏ tìm hiểu được về tư tưởng và hành động của Người về đoàn kết lương giáo nói chung và thiên chúa giáo nói riêng.
Sinh thời, chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam, không dưới một lần ca ngợi những người sáng lập ra các tôn giáo một cách thành kính : Chúa Giê -sudạy đạo đức và bác ái. Phật thích ca dạy đạo đức và từ bi. Khổng tử dạy đạo đức và nhân nghĩa người không bao giờ bài xích, lên án các tôn giáo nói chung và đạo Công giáo nói riêng mà lại còn ca ngợi các ưu điểm, những đóng góp của các tôn giáo vào sự thăng tiến của nhân loại. Chính Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đến dự lễ cầu hồn cho các liệt sĩ hy sinh cho Tổ quốc tổ chức tại Nhà Thờ Lớn Hà Nội ngày 2-11-1946 và Người đã từng cầu nguyện”rất thành tâm:
“Tôi kính cầu Đức Thượng đế phù hộ nhân dân Việt Nam giúp cho Việt Nam đi đến cuộc thắng lợi cuối cùng” (Thư mừng Giáng sinh năm 1946)
Đối với các vị linh mục trong nước, Chủ tịch Hồ Chủ tịch càng tỏ ra quan tâm ưu ái. Tháng10 – 1945, linh mục Lê Hữu Từ, dòng Châu Sơn được tấn phong làm Giám mục Phát Diệm, người đã cử đoàn cán bộ cao cấp gồm các ông Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Mạnh Hà và cố vấn Vĩnh Thụy thay mặt Chủ tịch và Chính phủ về dự rồi ngày 25/1/1946, đích thân Hồ Chủ tịch về Phát Diệm mời vị Giám mục này làm “cố vấn tối cao”. Trong nhiều lá thư trao đổi với Đức cha cố vấn này, Hồ Chủ tịch luôn xưng hô “Đức cha Từ là bạn của tôi”, “vị cố vấn thân ái và đáng kính của tôi” và khích lệ : “Tôi được tin cụ, chịu khó đi nhiều nơi, kêu gọi đồng bào Lương – Giáo đoàn kết, ra sức ủng hộ Chính phủ kháng chiến cứu quốc, được nhiều kết quả. Tôi thành thật cảm ơn cụ…
Tôi kính chúc Đức cha mạnh khoẻ và xin Đức cha nhận nơi đây những lời chào thân ái và những lời chúc tất thắng”
Chính những người ngoại quốc đã từng nhìn nhận một cách khách quan về quan điểm của Người về tôn giáo. Nhà sử học Pháp Xanhtôny viết: “Về phần tôi, phải nói rằng: chưa bao giờ tôi có thể nhận thấy nơi các chương trình của cụ Hồ Chí Minh một dấu vết nào, dấu rất nhỏ của sự công kích đa nghi, hoặc chế diễu đối với một tôn giáo nào bất kỳ”
Quan điểm hòa hợp và ủng hộ là thế, tuy nhiên đối với bọn lợi dụng, mượn danh tôn giáo để chống phá cách mạng, chống phá sự nghiệp của nhân dân. Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn tìm mọi cách để đồng bào ta nhất là đồng bào có đạo nhận rõ bộ mặt thật của chúng. Sắc lệnh 234/SL ngày 14/6/1955 do người ký đã chỉ rõ: “pháp luật sẽ trừng trị kẻ nào mượn danh nghĩ tôn giáo để phá hoại hòa bình, thống nhất độc lập, dân chủ, phá hoại đoàn kết lương giáo, ngăn cản tín đồ làm nghĩa vụ công dân, xâm phạm tự do tín ngưỡng và tự do tư tưởng của người khác hoặc những việc làm trái pháp luật (điều 7- chương I).
Ngày nay đâu đó vẫn còn nổi lên một số hoạt động lợi dụng tôn giáo gây rối an ninh trật tự, chống phá Đảng và chính quyền. Tuy nhiên đó cũng chỉ là những con sâu nhỏ bé trong khối đại đoàn kết lương giáo vững mạnh do chính chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta dày công xây dựng và vun đắp.Hướng về ngày sinh của người, ta kính cẩn nghiêng mình trước những công lao trời biển mà Hồ Chủ tịch đã dành cho dân tộc Việt Nam. Đồng bào cả nước không kể lương giáo hãy cũng đoàn kết gắn bó, đưa đất nước ta ngày càng phát triển, bảo vệ vững chắc độc lập, ổn định của tổ quốc, đạp tan âm mưu phá hoại của các thế lực thù địch, bọn phản động và bọn hại nước hại dân.
Nguyễn Sơn