Đoàn Đại biểu Quốc hội TP Hồ Chí Minh lý giải cặn kẽ việc xây nhà hát ở Thủ Thiêm

share on:

Đoàn ĐBQH TP HCM vừa cung cấp thông tin lý giải chủ trương xây dựng Nhà hát Giao hưởng, Nhạc kịch, Vũ kịch TP HCM đã được Thủ tướng phê duyệt trong quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội TP đến năm 2020, tầm nhìn 2025 từ năm 2013 và lẽ ra, nhà hát ở Thủ Thiêm phải được khởi công xây dựng từ trước năm 2015.

Đoàn Đại biểu Quốc hội TP HCM (Đoàn ĐBQH) vừa cung cấp một số thông tin lý giải về chủ trương xây dựng Nhà hát Giao hưởng, nhạc kịch, vũ kịch TP HCM.

Nhà hát TP HCM – Ảnh: Trường Hoàng

Được Thủ tướng phê duyệt trong quy hoạch tổng thể

Đoàn ĐBQH cho biết quyết định số 2631/2013 của Thủ tướng phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội TP HCM đến năm 2020, tầm nhìn 2025, đã xác định đự án Nhà hát Giao hưởng, Nhạc kịch, Vũ kịch là dự án ưu tiên đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách TP giai đoạn 2011 — 2015.

Theo đó, nguồn vốn xây dựng nhà hát khoảng 1.500 tỉ đồng, đã được TP dành riêng từ 2014, không sử dụng cho mục đích khác.

“Như vậy, lẽ ra Nhà hát Giao hưởng, Nhạc kịch, Vũ kịch phải được khởi công xây dựng từ trước 2015”- Đoàn ĐBQH TP HCM cho biết.

Tuy nhiên, sau khi đã có kết luận của Thanh tra Chính phủ về kiểm tra một số nội dung liên quan khiếu nại của công dân về Khu đô thị mới Thủ Thiêm ngày 4-9-2018, TP đã khẩn trương, quyết liệt triển khai các biện pháp để thực hiện kết luận của Thanh tra Chính phủ.

Từ tháng 5-2018 đến tháng 10-2018, Ban Thường vụ Thành ủy đã có 6 phiên họp đề giải quyết các vấn đề liên quan đến Khu đô thị mới Thủ Thiêm. Các chi phí cần thiết để đền bù thiệt hại cho các hộ dân liên quan, thực hiện tái định cư với điều kiện sống tốt hơn, sẽ được lấy từ ngân sách dự trữ của TP năm 2018 và ngân sách năm 2019 của TP sau khi được HĐND TP thông qua.

Đáp ứng nhu cầu thực tế?

Theo Đoàn ĐBQH TP HCM, hiện TP HCM đang có các nhà hát như Nhà hát TP HCM do kiến trúc sư người Pháp Eugên Ferret xây dựng năm 1898, hoàn thành năm 1900 cách đây gần 120 năm. Nhà hát đáp ứng các yêu cầu nghệ thuật cho loại hình nhạc kịch (opera), giao hưởng, vũ kịch (ba lê).

Dân số Sài Gòn lúc đó chừng khoảng 100.000 – 150.000 người. Hiện nay, Nhà hát TP HCM được sử dụng cho mục đích: văn nghệ các loại hình, các sự kiện chính trị (mít tính, kỷ niệm ngày truyền thống…).

Mức độ sử dụng cao, tính riêng trong năm 2017 đã có 406 buổi biểu diễn, mít tỉnh, sự kiện văn hóa… Bình quân 1 ngày có 1,12 sự kiện được tổ chức tại Nhà hát TP HCM.

Nhà hảt Hòa Bình được xây dựng năm 1985, khoảng 2.200 chỗ ngồi, đã xuống cấp, không phù hợp về thiết kế, âm học cho nhạc giao hưởng, vũ kịch, nhạc kịch.

Hay Nhà hát Trần Hữu Trang dành riêng cho loại hình Cải lương.

Còn Đoàn (Nhà hát) Giao hưởng, Nhạc kịch, Vũ kịch TP HCM được thành lập từ năm 1993, biểu diễn 3 loại hình nghệ thuật giao hưởng, nhạc kịch (opera) và vũ kịch (ba lê). Từ khi thành lập, 25 năm qua không có nhà hát riêng, phải thuê địa điểm để làm văn phòng (tầng hầm Nhà hát TP HCM), tập giao hưởng tại Rạp Thanh Vân, còn để tập múa ba lê tại Hội trường lầu 3 Thư viện Khoa học tổng hợp TP HCM.

Kinh phí thuê cơ sở liện nay khoảng 900 triệu đồng/năm. Từ chỗ ban đầu chỉ có 20 nghệ sỹ, hiện nay có gần 200 nhạc sỹ, ca sỹ, vũ công, trình diễn được nhiều tác phẩm tiêu biểu của giao hưởng, vũ kịch, ca kịch.

Đến nay Nhà hát Giao hưởng, Nhạc kịch, Vũ kịch TP HCM đã dàn dựng, biểu diễn khoảng 40 chương trình nghệ thuật đỉnh cao.

“Hàng tháng có lịch biểu diễn bán vé định kỳ 3 vở diễn/tháng, không chỉ đáp ứng nhu cầu thưởng thức và giáo dục nghệ thuật cho người dân TP mà còn cho người dân các các tỉnh phía Nam, người nước ngoài sinh sống và đến thăm TP. TP HCM là tỉnh, thành duy nhất trong cả nước có Đoàn Giao hưởng, Nhạc kịch, Vũ kịch trực thuộc”- Đoàn ĐBQH TP HCM nhấn mạnh.

Làm nhà hát chỉ bằng 4,2% ngân sách đầu tư cho y tế, giáo dục?

Đoàn ĐBQH TP HCM cũng giải thích thêm về quy hoạch Nhà hát Giao hưởng, Nhạc kịch, Vũ kịch TP HCM và việc đầu tư cho -y tế, giáo dục của TP.

Theo đó, Đoàn ĐBQH TP HCM nhắc lại việc Nhà hát Giao hưởng, Nhạc kịch, Vũ kịch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội TP HCM giai đoạn 2010-2020, tầm nhìn 2025.

Cùng với đó, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ TP HCM các khóa 8 (2005-2010), khóa 9 (2010-2015), khóa 10 (2015-2020) đều xác định phải xây dựng các công trình văn hóa tiêu biểu của TP như: bảo tàng; nhà hát nghệ thuật; nhà hát tạp kỹ; nhà hát giao hưởng, nhạc, vũ kịch; nhà hát cải lương; sân khấu kịch xã hội hóa nhằm đáp ứng nhu cầu đời sống tỉnh thần của nhân dân TP (dân số hiện nay khoảng 10 triệu người).

Còn đề đáp ứng nhu cầu y tế, giáo dục của người dân TP ngày một tăng (hiện nay, bình quân 5 năm dân số TP tăng 1 triệu người, 50% người khám chữa bệnh ở TP là đồng bào từ các địa phương xung quanh), đầu tư của TP để xây dựng bệnh viện và trường học hàng năm rất lớn.

Cụ thể trong 5 năm 2016-2020, ngân sách đầu tư để xây bệnh viện và trường học là 34.600 tỉ đồng (chi phí xây dựng Nhà hát Nhà hát Giao hưởng, Nhạc kịch, Vũ kịch là 1.500 tỉ đồng, tương đương 4,2% mức đầu tư này).

Nếu so với tổng mức đầu tư xây dựng trường học và bệnh viện giai đoạn 2006-2020 là 57.860 tỷ đồng thì chỉ phí xây dựng Nhà hát bằng 2,6%; còn so với tổng chí ngân sách thành phố cùng giai đoạn là 355.268 tỷ đồng thì bằng 0,42%.

Từ năm 1975 đến nay, TP chưa xây Nhà hát Giao hưởng, Nhạc kịch, Vũ kịch nhưng đã xây hàng chục bệnh viên và hàng trăm trường học. Nếu so sánh chi phí xây dựng Nhà hát Giao hưởng, Nhạc kịch, Vũ kịch với chi ngân sách TP trong 35 năm đổi mới thì chi phí xây nhà hát — một công trình sẽ tồn tại hàng trăm năm — sẽ chiếm một tỷ lệ khoảng 0,3%.

Xây dựng Nhà hát Giao hưởng, Nhạc kịch, Vũ kịch cho ai?

Làm rõ thêm về chủ trương xây dựng nhà hát ở Thủ Thiêm, Đoàn ĐBQH TP HCM cho hay năm 1898, người Pháp cho xây dựng Nhà hát Nhạc kịch (ppera) là Nhà hát TP HCM ngày nay.

Với thiết kế tinh xảo, đặc sắc, chuyên nghiệp, nhà hát phù hợp với việc biểu điễn các vở điễn nhạc kịch, giao hưởng và vũ kịch, đồng thời có sử đụng để biểu diễn nhạc kịch truyền thống của miền Nam (cải lương). Dân số Sài Gòn thời kỳ 1900 chỉ khoảng 100.000 – 150.000 người. Giai đoạn sau 1954 đến trước 30-4-1975, nhà hát được sử dụng làm trụ sở của Hạ viện chế độ Sài Gòn.

Sau năm 1975, TP HCM khôi phục lại chức năng nhà hát hiện đại, với 468 ghế ngồi, là nơi biêu diễn cho Nhà hát Giao hưởng, Nhạc kịch, Vũ kịch TP HCM biểu điễn các loại hình nghệ thuật khác, tổ chức các sự kiện chính trị, giao lưu quốc tế về nghệ thuật.

Ngày nay, dân số TP HCM khoảng 10 triệu người (trong đó, có 5 triệu lao động với gần 30% có trình độ cao đẳng, đại học, hơn 100.000 người nước ngoài đang sống ở TP) và dân số vùng Nam bộ là 33 triệu người.

Trong khi đó, Nhà hát TP HCM được xây đựng cách đây gần 120 năm với 468 ghế là nhỏ, quá tải, cần có một nhà hát với quy mô lớn hơn, ở vị trí thuận lợi hơn để vừa là nơi biểu điễn nghệ thuật đỉnh cao như giao hưởng, nhạc kịch, vũ kịch và các loại hình nghệ thuật khác (ca nhạc, cải lương, kịch nói), các hoạt động biểu diễn và giao lưu văn hóa của các nước tại TP, nơi tổ chức các hoạt động chính trị lớn (mít tinh, kỷ niệm các ngày lịch sử, truyền thống…).

Đây cũng là nơi biểu điễn để đào tạo các nghệ sĩ các thế hệ trẻ thuộc nhiều bộ môn nghệ thuật đỉnh cao ở TP.

Đoàn ĐBQH TP HCM cho rằng mục tiêu xây dựng Nhà hát Giao hưởng, Nhạc kịch và Vũ kịch TP HCM tại Thủ Thiêm, 1.700 chỗ ngồi, với khu vực xung quanh có thể tổ chức các buổi điễn ngoài trời, nằm trong khuôn viên Quảng trường trung tâm của TP (đang được đề nghị đặt tên là Quảng trường Hồ Chí Minh diện tích hơn 20ha), kết nối rất thuận tiện với Quận 1, Quận 4 bằng hai cầu đi bộ và hầm Thủ Thiêm, sẽ phục vụ nhu cầu văn hóa và chính trị của hơn 10 triệu người TP và 33 triệu người dân phía Nam và bạn bè quốc tế đến giao lưu, tham quan và du lịch tại TP HCM.

Đã lựa chọn nhiều nơi mới quyết định đặt tại Thủ Thiêm

Đoàn ĐBQH TPHCM cũng phần trần việc chọn vị trí Nhà hát Giao hưởng, Nhạc kịch, Vũ kịch được dự kiến đã thay đổi 3 lần nhằm tìm ra vị trí phù hợp nhất. Đầu tiên dự kiến đặt tại 23 đường Lê Duẩn (năm 2008), Công viên 23-9 (năm 2013) và tại vị trí quy hoạch Nhà hát Giao hưởng, Nhạc kịch, Vũ kịch tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm (2016).

Khu đô thị mới Thủ Thiêm có quy hoạch đã được UBND TP phê duyệt ngày 19-6-2012 có 4 công trình văn hóa, kinh tế lớn: Trung tâm Triển lãm quốc tế; Nhà hát Giao hưởng, Nhạc kịch, Vũ kịch; Công viên bờ sông; Quảng trường trung tâm (dự kiến xin chủ trương đặt tên là Quảng trường Hồ Chí Minh).

Theo đó, quy mô Nhà hát Giao hưởng, Nhạc kịch, Vũ kịch được xác định năm 2012 và 2018 có diện tích khu đất xây nhà hát là 10.030 m2 (hơn 1 ha); quy mô nhà hát 1.700 chỗ ngồi với 2 phòng biểu diễn (phòng lớn 1.200 chỗ ngồi và phòng nhỏ 500 chỗ ngồi); diện tích ngoài trời trước nhà hát 5.016 m2 (không gian sinh hoạt cộng đồng và biểu diễn ngoài trời, đường giao thông nội bộ…).

Diện tích công viên, cây xanh, sân vườn xung quanh nhà hát là 10.324 m2. TP đã thuê Công ty Busmann Haberbe, Muller, Inros Lackner AG của CHLB Đức để làm tư vấn thiết kế nhà hát từ năm 2012.

Đây là công ty đã được chọn làm tư vấn thiết kế nhiều công trình quan trọng nhưTrung tâm Hội nghị Quốc gia Mỹ Đình, Nhà Quốc hội, Bảo tàng Hà Nội, Cảng Cái Mép…

Khái toán tổng mức đầu tư khoảng 1.508 tỉ đồng, với tiến độ giải ngân năm 2019-2020 sẽ thi tuyển thiết kế nhà hát (30 tỉ đồng), năm 2020-2021 khởi công và thi công phần bê tông cốt thép (670 tỉ đồng), năm 2021-2022 là giai đoạn hoàn thiện công trình, lắp thiết bị (650 tỉ đồng).

Kinh phí xây đựng nhà hát đã được TP dành riêng từ năm 2014 từ nguồn đấu giá khu đất 23 Lê Duẩn, Quận 1.

Đông Bắc/Báo Người Lao động
Facebook Comments