Khánh thành cầu Cao Lãnh, cầu lớn thứ 3 vượt sông Tiền

share on:

Sáng nay, tỉnh Đồng Tháp và Bộ GTVT đã tổ chức lễ khánh thành cầu Cao Lãnh, cây cầu dây văng lớn thứ 3 bắc qua sông Tiền.

Cầu Cao Lãnh bắc qua sông Tiền có chiều dài hơn 2km nằm trong tuyến nối cầu Cao Lãnh – cầu Vàm Cống dài hơn 21km đi qua địa phận huyện Cao Lãnh, TP Cao Lãnh và huyện Lấp Vò của tỉnh Đồng Tháp.

Lưu bản nháp tự động

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng và Bộ trưởng Ngoại giao Australi  Julie Bishop tham dự lễ khánh thành cầu Cao Lãnh

Lưu bản nháp tự động

Nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Đại tướng Lê Hồng Anh, nguyên Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng, nguyên Bộ trưởng Bộ Công an và Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể tại buổi lễ

Cầu Cao Lãnh cách bến phà Cao Lãnh khoảng gần 1km về phía hạ lưu và cách cầu Mỹ Thuận khoảng 35km về phía thượng lưu, được thiết kế với quy mô cầu dây văng hai mặt phẳng dây, nhịp chính dài 350m; chiều cao thông thuyền 37,5m; trụ tháp hình chữ H cao 123,4m; mặt cắt ngang cầu rộng 24,5m gồm 4 làn xe cơ giới và hai làn xe thô sơ.

Tổng vốn đầu tư của cầu Cao Lãnh khoảng 3.000 tỷ đồng, từ nguồn viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Australia, vốn vay của Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) và vốn đối ứng của Việt Nam.

Phát biểu tại buổi lễ, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng nhấn mạnh, cầu Cao Lãnh là công trình quan trọng, nối đôi bờ sông Tiền, đáp ứng mong mỏi nhiều đời nay của người dân Đồng Tháp nói riêng, ĐBSCL nói chung.

Lưu bản nháp tự động

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng phát biểu tại buổi lễ khánh thành cầu Cao Lãnh

“Để ĐBSCL phát triển bền vững, phát huy hết lợi thế thì việc đầu tư và phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ hiện đại là yêu cầu bức bách và cần thiết. Trong đó, dự án cầu Cao Lãnh và tuyến kết nối cầu Cao Lãnh – cầu Vàm Cống là công trình giao thông quan trọng, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của vùng, cũng như năng lực cạnh tranh của đất nước”, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng nói.

Tại buổi lễ, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cũng gửi lời cảm ơn sự hợp tác hỗ trợ của Chính phủ Úc và Ngân hàng ADB. “Cầu Cao lãnh cùng với cầu Mỹ Thuận là hình mẫu sử dụng hiệu quả nguồn vốn ODA của Úc dành cho Việt Nam; là minh chính sống động cho quan hệ chiến lược Việt Nam – Australia”, Phó Thủ tướng nói.

Lưu bản nháp tự động

Các đại biểu cắt băng đưa công trình vào hoạt động

Cầu Cao Lãnh được khởi công ngày 19/10/2013, sau hơn 4 năm thi công, công trình đã hoàn thành và được Hội đồng nghiệm thu nhà nước chấp thuận nghiệm thu, đưa vào khai thác sử dụng.

Cầu Cao Lãnh và tuyến nối cầu Cao Lãnh – cầu Vàm Cống thuộc “Dự án Kết nối khu vực trung tâm đồng bằng Mêkông từ Kiên Giang qua Đồng Tháp Mười lên TPHCM”.

Sau khi đưa vào khai thác và sử dụng, công trình sẽ nối liền hai bờ sông Tiền trên địa phận tỉnh Đồng Tháp, đáp ứng mong mỏi bao năm của người dân ĐBSCL  nói chung và người dân Đồng Tháp nói riêng.

Lưu bản nháp tự động

Lưu bản nháp tự động

Chính thức thông xe cầu Cao Lãnh

Ông Nguyễn Văn Cai (68 tuổi, xã Tân Mỹ, huyện Lấp Vò) nói: “Cầu Cao Lãnh nối hai bờ vui, quê tôi giờ không còn phải luỵ đò. Giờ có cầu rồi sẽ thuận tiện đi lại”.

Bà Nguyễn Thị Bé Ba (ngụ huyện Cao Lãnh) phấn khởi cho biết: “Mấy chục năm sống ở đây nhưng chưa dám nghĩ tới cây cầu như thế này. Giờ có cầu thì ai nấy đều vui. Không còn phải cảnh chờ phà, ngày thường còn đỡ, ngày lễ phải chờ phà cả tiếng, rất mệt mỏi; chưa nói là nhiều lúc sóng to, gió lớn cũng sợ”.

Lưu bản nháp tự động

Người lớn và trẻ nhỏ “đội nắng” chờ được đi thử cầu

Lưu bản nháp tự động

Đây là cây cầu dây văng thứ 3 bắc qua sông Tiền

Lưu bản nháp tự động

Phà Cao Lãnh vẫn được duy trì hoạt động sau khi cầu Cao Lãnh thông xe

Theo Viẹtnamnet

Facebook Comments