Lê Thị Vuôn: giáo viên biến chất thành đĩ bút!

share on:

Như ta đã biết giáo viên phản động Lê Thị Vuôn sinh ngày 19/10/1962 tại xã Thăng Bình, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa, hiện trú tại số nhà 37 đường Lăng Viên, phố Tây Sơn 1, phường Phú Sơn, TP Thanh Hóa. Lê Thị Vuôn hiện đang là giáo viên dạy tiếng Anh tại trường THPT Đông Sơn 1, trường chuyên của huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Trước đây Lê Thị Vuôn là giáo viên THCS (cấp 2), từng vào Nam tham gia công nhân quốc phòng tại Quân khu 9 (1 năm), sau đó chuyển nghề làm giáo viên THCS tại Cần Thơ. Từ năm 1998 đến nay Lê Thị Vuôn làm giáo viên của trường THPT Đông Sơn 1.


Một thời dậy sóng với tư tưởng bất mãn tiêu cực, các hoạt động chống phá của Đảng, Nhà nước ta, hùa theo các đối tượng phản động như Nguyễn Đình Cống, Thái Bá Tân…qua các bài viết như Liên tưởng, Xót xa nhìn bất lực, Tư liệu lịch sử…

Nhưng cũng vì thế mà bà Vuôn đã nhận không ít gạch đá, phản ứng, chỉ trích và sự xa lánh của bạn bè, đồng nghiệp cũng như người thân về hành vi của mình.
Sau gần một năm im hơi lặng tiếng, những ngày gần đây, Lê Thị Vuôn đã xuất hiện trở lại với nhiều bài viết đăng trên trang FB cá nhân Vuon Thi Le (Biên Cương) của mình, trong đó có những bài viết tạo định hướng sai dư luận, phiến diện về những nhân vật lịch sử, ngụy tạo và hưởng ứng hành vi gây hại cho đất nước của những kẻ đã trở thành tội đồ của dân tộc.
Tưởng chừng như đó là bài học để bà Vuôn biết “quay đầu là bờ” nhưng gần đây bà Vuôn lại tiếp tục có những diễn biến tư tưởng hết sức cực đoan và thậm chí có thể coi đó là nhận thức lệch lạc về lịch sử.

Bài viết của Lê Thị Vuôn đăng trên trang FB cá nhân

Những lời ngợi ca kẻ bán nước Nguyễn Ánh khiến người khác cần xem lại trình độ, hiểu biết của Vuôn về lịch sử của dân tộc. Phải chăng quá trình học tập không đến nơi, đến chốn nên những tri thức Vuôn không nắm được, hay chăng bà ta có ý ủng hộ Giáo sư Phan Huy Lê và một số người đồng quan điểm muốn xét lại lịch sử để xóa tội thành công cho Nguyễn Ánh cùng những ông vua, chúa khác của nhà Nguyễn.

Là giáo viên, lẽ ra “cô Vuôn” nên nắm rõ lịch sử và phản ánh đúng sự thật lịch sử. Vì cớ gì Vuôn cho rằng Nguyễn Ánh có “công lớn lắm”, một kẻ vì hận thù riêng của gia tộc, vì mưu toan xưng vương mà phải chạy sang cầu cạnh những kẻ khác từ bên kia bán cầu để đánh quân Tây Sơn – những vị anh hùng giải phóng dân tộc, gây ra cho đất nước một cuộc nội chiến tàn khốc, làm cho nhân dân một phen lầm than, khổ cực. Thay lời những người con yêu nước và hiểu biết rõ về lịch sử, về triều Nguyễn cũng như giai đoạn tìm đường xưng vương của Nguyễn Ánh, chúng tôi hi vọng rằng “cô Vuôn” và những ai đồng quan điểm một lần sáng rõ về bản chất sự thật lịch sử.

Cuộc chiến của Nguyễn Ánh chống lại Nhà Tây Sơn và đưa ông ta lên cầm quyền vào năm 1802 thực chất là một cuộc chiến tranh phản cách mạng với sự trợ giúp về tiền bạc, vũ khí và cả cố vấn quân sự của thực dân Pháp. Về bản chất, sự trợ giúp của người Pháp cho Nguyễn Ánh là sự can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam, vi phạm thô bạo chủ quyền của Việt Nam (và sau này là lãnh thổ Việt Nam).

Xét về công và tội, lịch sử và nhân dân Việt Nam hoàn toàn ghi nhận trong số 13 vua Nguyễn và 9 chúa Nguyễn có những người có công lao to lớn trong việc mở mang bờ cõi và xây dựng đất nước, nhưng bên cạnh đó không thể thoái thác tội trạng của một số vị vua chúa nhà Nguyễn. Trong đó có Nguyễn Ánh (hiệu là Gia Long).

Bản thân lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc – Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam khi nói về vai trò, vị trí, về công và tội của các chúa Nguyễn và các vua Nguyễn cũng rất công tâm, sòng phẳng. Quan điểm của Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đối với lịch sử là rất sòng phẳng, phân minh. Người không hề công kích các chúa Nguyễn. Cùng với việc kịch liệt phê phán Gia Long và Tự Đức, Người đã từng viết bài trên báo chí nước ngoài để đề cao tinh thần yêu nước của 3 ông vua thứ 8, thứ 10 và thứ 11 của vương triều nhà Nguyễn là Hàm Nghi, Thành Thái, Duy Tân.

Trong bài ”Nên học sử ta” đăng trên báo Việt Nam độc lập, ngày 01/02/1942, Nguyễn Ái Quốc – Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: ”Trước khi vua Gia Long bán nước cho Tây, nước ta vẫn là nước độc lập”. ”Vì muốn giành làm vua mà Gia Long đem nước ta bán cho Tây. Thế là giang san gấm vóc tan tác tiêu điều, con Lạc cháu Hồng hoá làm trâu ngựa”.

Giáo sư Văn Tạo – nguyên Viện trưởng Viện Sử học đã khẳng định: Thống nhất đất nước của Tây Sơn là gắn với độc lập dân tộc và toàn vẹn lãnh thổ, còn thống nhất đất nước của vua Gia Long nhờ cắt đất dâng cho thực dân mà có được. Đây rõ ràng là có tội như ông cha ta đã từng phê phán là ”Rước voi về giày mả tổ”, ”Cõng rắn cắn gà nhà”.

Tội ác với đất nước, khi đánh thắng quân Tây Sơn, Gia Long còn ra tay trả thù những người anh hùng đã từng đánh đuổi quân Thanh giải phóng dân tộc cùng vua Quang Trung, kể cả gia đình Quang Toản (người con trai nối ngôi vua Quang Trung) và những người theo Tây Sơn một cách tàn bạo. “Quang Tự, Quang Điện, Nguyễn Văn Trị rồi các con của Nguyễn Nhạc gồm Thanh, Hán, Dũng bị giết ngay sau khi bị bắt, 31 người có quan hệ huyết thống với Nguyễn Huệ đều bị xử lăng trì. Quang Toản và những người con khác của Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ là Quang Duy, Quang Thiệu và Quang Bàn bị 5 voi xé xác, đầu bị bỏ vào vò và giam trong ngục. Nữ tướng Bùi Thị Xuân và con gái bị voi giày, chồng bà là Trần Quang Diệu do trước đó đã có lần tỏ ra khoan thứ cho quân Nguyễn nên xin được Nguyễn Ánh tha cho mẹ già 80 tuổi trước khi bị xử chết… Lăng mộ nhà Tây Sơn như các lăng của vua Thái Đức và vua Quang Trung bị quật lên, tán hài cốt thành bột nhồi thuốc súng bắn và bỏ xương sọ vào vò, đầu ba vua Tây Sơn (Thái Đức, Quang Trung và Cảnh Thịnh) và bài vị vợ chồng Nguyễn Huệ thì bị giam trong ngục tối. Các quan văn khác của Tây Sơn như Ngô Thì Nhậm và Phan Huy Ích ra hàng thì cho đánh đòn và được tha về (riêng Ngô Thì Nhậm thì bị Đặng Trần Thương trước có thù riêng nên cho người đánh chết).”

Nói riêng về việc bắt tay với Pháp mà “cô Vuôn”’ cho rằng đó là chính sách sáng suốt. Bà cần nhận thức lại những nội dung là sự thực, khách quan đã được công nhận được ghi nhận tại những tài liệu chính thống. Theo sách “Lịch sử Việt Nam – Tập 1” do NXB Khoa học xã hội Việt Nam ấn hành năm 1971 được biên soạn dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Ủy ban Khoa học xã hội Việt Nam, tại trang 380 đã ghi rõ: “Từ cuối thế kỷ XVIII, thực dân Pháp đã lợi dụng cuộc chiến tranh phản cách mạng của Nguyễn Ánh để can thiệp vào nước ta. Sau khi lên làm vua, Gia Long đã “trả ơn” bọn xâm lược bằng cách lưu dụng một số người Pháp làm quan lại trong triều và để cho giáo sĩ người Pháp tự do truyền đạo trong nước. Nhờ đó, bọn chúng đã vận động Gia Long lập Hoàng tử Cảnh, người chịu ảnh hưởng của Pháp làm thái tử. Số người Pháp làm quan trong triều giữ liên lạc với chính quyền Pháp. Chúng nhận nhiệm vụ vận động triều đình Huế ký những điều ước ngoại giao, thương mại có lợi cho chủ nghĩa tư bản Pháp. Đặc biệt, Hội truyền giáo nước ngoài và bọn gián điệp đội lốt tôn giáo nấp dưới chiêu bài truyền đạo càng đẩy mạnh hoạt động do thám và gây dựng cơ sở phản động trong nước ta… Bọn chúng điều tra tình hình mọi mặt của nước ta, âm mưu phá hoại khối đoàn kết dân tộc, chia rẽ lương – giáo”.

Phải nhấn mạnh thêm rằng trong cuộc chiến chống lại triều đình Tây Sơn, Nguyễn Ánh giành được nhiều sự giúp đỡ của người Pháp, đặc biệt là giám mục Pigneau de Béhaine để củng cố quân đội và tạo cho mình một thế đứng vững vàng. Trong đó, Hiệp ước Versailles năm 1787, đã được ký kết giữa vua Pháp là Louis XVI và Nguyễn Ánh, nội dung chủ yếu là Nguyễn Ánh đồng ý cắt lãnh thổ Việt Nam cho Pháp, đổi lại Pháp đồng ý đưa quân và vũ khí sang đánh nhà Tây Sơn. Tên Bá Đa Lộc (giáo sĩ người Pháp làm cố vấn cho Nguyễn Ánh) đã thay mặt Nguyễn Ánh ký Hiệp ước Versailles (1787) với Pháp. Theo đó, vua Pháp đồng ý cử sang 4 chiếc tàu chiến và một đạo binh: 1.200 lục quân, 200 pháo binh, 250 lính da đen ở Phi Châu (Cafres) và đủ các thứ súng ống thuốc đạn để đánh Tây Sơn. Ngược lại, sau khi chiến thắng, Nguyễn Ánh phải nhường đứt cho nước Pháp cửa Hội An (Faifo) và đảo Côn Lôn (Poulo-Condore), chủ quyền các vùng đất đó sẽ vĩnh viễn thuộc về nước Pháp ngay lúc quân đội Pháp chiếm đóng hòn đảo nói trên. Do nhiều yếu tố, đặc biệt là cuộc Cách mạng Pháp năm 1789 lật đổ Hoàng gia, nên nước Pháp đã không thi hành Hiệp ước Versailles 1787. Tuy vậy, Bá Đa Lộc vẫn tìm cách thực hiện việc giúp đỡ Nguyễn Ánh bằng các kêu gọi được sự giúp đỡ của nhưỡng thương nhân, nhà phiêu lưu, binh lính và sĩ quan Pháp. Việc này đã giúp cho Nguyễn Ánh hiện đại hóa quân đội của mình, giúp ông ta trong cuộc chiến của mình với nhà Tây Sơn. Sau khi làm cho nhà Tây Sơn sụp đổ hoàn toàn và lên ngôi, Gia Long vẫn có quan hệ tốt với Pháp, đặc biệt, những người Pháp như Chaigneau, Vannier và Despiau làm quan tại triều, Gia Long cho mỗi người 50 lính hầu và khi chầu thì không cần lạy Hoàng đế.

Về sau, Hiệp ước Versailles năm 1787 vẫn trở thành một di họa đối với Việt Nam. Pháp đã dựa vào Hiệp ước này để làm cớ yêu cầu nhà Nguyễn cắt đất, và sau đó xâm lược Việt Nam vào năm 1858. Sau này tác giả Faure người Pháp chép truyện Bá Đa Lộc, còn thể hiện sự nuối tiếc rằng nếu Hiệp ước được thi hành thì Pháp có thể chiếm Việt Nam sớm hơn mấy chục năm: “Nếu lúc ấy Chính phủ Pháp sẵn sàng giúp ông Bá Đa Lộc thì ông ấy đã giúp cho nước Pháp hoàn thành cuộc bảo hộ ở An Nam ngay từ cuối thế kỷ 18, để sau khỏi phải dùng đến chiến sự mới xong công việc”.

Liên quan đến nghiệp chướng của Nguyễn Ánh để lại cho hậu thế Giáo sư Trần Văn Giàu nhận xét: “…đúng là sĩ quan Pháp đã giúp nhiều cho Nguyễn Ánh đánh Tây Sơn. Cho nên trong triều đình Huế, đến khi Gia Long lên ngôi, vẫn còn thấy mấy quan đại thần mắt xanh tóc đỏ. Khỏi phải nói trắng ra, các quan đại thần đó như Dayot, Chaigneau, Vannier… đều là tai mắt của Paris. Còn Paris thì các nhà cầm quyền từ đệ nhất đế chế đến đệ tam cộng hòa đều không lúc nào quên Hiệp ước Versailles 1787. Paris luôn nhắc nhở Huế cái hiệp ước “trời cho” ấy bằng đường ngoại giao và bằng đại bác của chiến hạm bắn lên Đà Nẵng. Cầu viện Pháp, Hiệp ước Versailles đã tạo thành một “nghiệp chướng” cho triều đình Nguyễn.
Trong bài thơ Lịch sử nước ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh phê phán hành động cầu viện quân đội ngoại quốc của Nguyễn Ánh (ký Hiệp ước Versailles (1787) cắt đất cho Pháp) đã mở đường cho Pháp tiến vào Việt Nam:

“ Gia Long lại dấy can qua
Bị Tây Sơn đuổi, chạy ra nước ngoài.
Tự mình đã chẳng có tài,
Nhờ Tây qua cứu tính bài giải vây.
Nay ta mất nước thế này,
Cũng vì vua Nguyễn rước Tây vào nhà,
Khác gì cõng rắn cắn gà,
Rước voi dẫy mả, thiệt là ngu si.”

Lấy đâu ra chính sách tài tình như Vuôn nói, mà đó chính là tội ác, hành động ngu xuẩn để lại hậu họa khôn lường cho hậu thế. Gần 100 năm sau khi Pháp nổ súng xâm chiếm Đà Nẵng năm 1858 đến khi nước nhà giành được độc lập năm 1945, nhân dân ta đã phải chịu cảnh lầm than, cơ cực mà nguyên nhân phần nhiều do cái “chính sách” cầu cạnh Pháp của Nguyễn Ánh.

Những tội ác của Nguyễn Ánh vẫn còn đó, sao có thể phủ nhận bằng những lời xằng bậy của “cô Vuôn” – giáo viên mà ngu sử, một con đĩ bút không hơn không kém. Nói không quá lời, Vuôn cũng chỉ là một kẻ chống đối, bắt tay với phản động để chống phá chính quyền bằng những lời lẽ xuyên tạc, đi ngược lịch sử. việc để cho bà Lê Thị Vuôn tiếp tục đứng trên bục giảng nhưng ngoan cố và chống đối quyết liệt như vậy, trách nhiệm trước hết thuộc về Huyện ủy Đông Sơn, ngành Giáo dục Thanh Hóa và ông Lương Hữu Hồng – Hiệu trưởng trường THPT Đông Sơn I nơi bà ta đang công tác. Phải chăng các cá nhân, tổ chức này đang cố tình thơ ơ để cho giặc lớn lên trong nhà?

Sân Đình

Facebook Comments