Một Hà Nội hiện đại, bề thế 64 năm sau ngày giải phóng

share on:
Sau 64 năm giải phóng Thủ đô, Hà Nội nay đã và đang vươn mình trở thành một thành phố hiện đại bậc nhất khu vực và xứng đáng là trái tim của cả nước.
Một Hà Nội hiện đại, bề thế 64 năm sau ngày giải phóng
Sau 64 năm từ khi các đoàn quân tiến vào tiếp quản Thủ đô, Hà Nội nay đã và đang vươn mình trở thành một thành phố hiện đại bậc nhất khu vực và xứng đáng là trái tim của cả nước. Trong ảnh là Nhà Quốc hội được xây dựng trên nền Nhà Quốc hội cũ (đường Độc Lập, quận Ba Đình), khởi công tháng 10-2009 và sẽ được sử dụng ngay trong kỳ họp Quốc hội cuối tháng 10-2014.

 

Một Hà Nội hiện đại, bề thế 64 năm sau ngày giải phóng
Trong 64 năm qua, từ một thành phố bị tàn phá bởi chiến tranh đã vươn mình trở thành một đô thị bề thế với nhiều công trình nổi bật. Trong ảnh là tuyến đường Ngã Tư Kim Mã – Liễu Giai (Nguyễn Chí Thanh) với các khu tổ hợp nhà cao tầng hiện đại, kiến trúc đẹp mắt.

 

Một Hà Nội hiện đại, bề thế 64 năm sau ngày giải phóng
Nhiều khu vực Hà Nội trước đây là vùng nông thôn với những cánh đồng ruộng nay đã mọc lên nhiều tòa nhà cao tầng. Trong ảnh là tuyến đường Lê Văn Lương được bao quanh bởi những toà chung cư hiện đại. Đây cũng là tuyến đường đầu tiên ở Hà Nội được phân làn cho xe buýt BRT, một loại hình giao thông đô thị mới tại Việt Nam.

 

Một Hà Nội hiện đại, bề thế 64 năm sau ngày giải phóng
Một góc quận Cầu Giấy và Nam Từ Liêm nhìn từ trên cao. Khu vực này nổi bật bởi toà nhà Keangnam cao 72 tầng, từng là toà nhà cao nhất Việt Nam trong 8 năm (2010-2018).

 

Một Hà Nội hiện đại, bề thế 64 năm sau ngày giải phóng
Các toà chung cư mọc san sát tại phường Yên Hoà, quận Cầu Giấy. Hiện tại, các khu vực còn bỏ trống tại quận này cũng đang lần lượt được xây dựng trở thành những toà cao ốc hay những khu trung tâm thương mại sầm uất.

 

Một Hà Nội hiện đại, bề thế 64 năm sau ngày giải phóng
Khu vực gần Bệnh viện Huyết học và Truyền máu Trung ương ở quận Cầu Giấy.

 

Một Hà Nội hiện đại, bề thế 64 năm sau ngày giải phóng
Bảo tàng Hà Nội với kiến trúc độc đáo trên đường Phạm Hùng. Đây được xem là một trong những công trình kiến trúc để lại ấn tượng thẩm mỹ mạnh mẽ nhất tại Việt Nam.
Một Hà Nội hiện đại, bề thế 64 năm sau ngày giải phóng
Trung tâm Hội nghị Quốc gia nhìn từ trên cao. Ðược khởi công từ tháng 11-2004 và hoàn thành vào tháng 11-2006, Trung tâm Hội nghị Quốc gia, một trong những toà nhà đa năng hiện đại, thường được lựa chọn là nơi tổ chức các đại hội và hội nghị lớn của Ðảng, Nhà nước, các tổ chức lớn trong và ngoài nước.

 

Một Hà Nội hiện đại, bề thế 64 năm sau ngày giải phóng
Một góc quận Thanh Xuân. Thanh Xuân là một trong bốn quận trọng điểm của thủ đô Hà Nội, sau hơn 22 năm, kể từ khi thành lập đến nay, quận này không ngừng phát triển và được đánh giá là một trong các quận huyện có tốc độ đô thị hoá nhanh nhất Hà Nội.

 

Một Hà Nội hiện đại, bề thế 64 năm sau ngày giải phóng
Một toà nhà có kiến trúc độc đáo trên đường phố Hà Nội.

 

Một Hà Nội hiện đại, bề thế 64 năm sau ngày giải phóng
Một góc quận Tây Hồ nhìn từ trên cao đường từ Âu Cơ, nổi bật với hồ Trúc Bạch và Hồ Tây, rộng khoảng 526 ha được coi là “lá phổi của Thành phố”. Từ xa xưa, quận Tây Hồ đã giữ một vị trí quan trọng về du lịch nhờ vào vị trí và giao thông thuận lợi.

 

Một Hà Nội hiện đại, bề thế 64 năm sau ngày giải phóng
Một góc hiện đại của quận Đống Đa, nổi bật với 2 toà cao ốc đối xứng. Theo cơ sở dữ liệu đô thị toàn cầu Emporis, Hà Nội hiện đứng thứ 23 trong danh sách các thành phố có nhiều nhà cao hơn 100m nhất thế giới.

 

Một Hà Nội hiện đại, bề thế 64 năm sau ngày giải phóng
Đi đôi với phát triển hạ tầng nhà cửa, Hà Nội những năm qua cũng tiến hành xây dựng, khánh thành những công trình giao thông quy mô như Đại lộ Thăng Long, đường vành đai 3 trên cao, cầu Vĩnh Tuy, cầu Thanh Trì, cầu Nhật Tân… Đây đều là những công trình hiện đại, góp phần vào công cuộc phát triển kinh tế- xã hội của Thủ đô. Trong ảnh là cầu Nhật Tân nhìn từ trên cao.

 

Một Hà Nội hiện đại, bề thế 64 năm sau ngày giải phóng
Cầu Nhật Tân, xây dựng từ năm 2010 đến năm 2015, là cây cầu thứ 6 vượt sông Hồng của Hà Nội và đây cũng là cây cầu hiện đại nhất tính tới thời điểm này. Cây Nhật Tân giảm tải lượng giao thông từ nội thành sang Đông Anh và sân bay Nội Bài.

 

Một Hà Nội hiện đại, bề thế 64 năm sau ngày giải phóng
Đại lộ Thăng Long (cao tốc Láng – Hòa Lạc) đưa vào khai thác từ tháng 10-2010 nhân kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội cũng là một điểm nhấn của giao thông Thủ đô. Đây là tuyến cao tốc nối trung tâm Hà Nội với quốc lộ 21A cũ, nay là điểm đầu của đường Hồ Chí Minh. Chiều dài toàn tuyến 30 km, nằm gọn trong địa giới Hà Nội nhưng được kết nối với tuyến cao tốc Hà Nội – Hoà Bình.

 

Một Hà Nội hiện đại, bề thế 64 năm sau ngày giải phóng
Ngã tư Nguyễn Trãi – Khuất Duy Tiến đan xen đường mặt đất thông thường, hầm chui, đường cao tốc trên cao và đường sắt đô thị ở 4 tầng riêng biệt, tạo thành nút giao bề thế, hiện đại bậc nhất ở thủ đô Hà Nội.

 

Một Hà Nội hiện đại, bề thế 64 năm sau ngày giải phóng
Trong nỗ lực hiện đại hoá hạ tầng giao thông Thủ đô, Hà Nội mới đây đã đưa hệ thống đường sắt trên cao đầu tiên, tuyến Cát Linh-Hà Đông, vào chạy thử nghiệm. Nhiều người hi vọng khi tuyến đường sắt trên cao được đưa vào khai thác thương mại, nó sẽ giúp giảm tải cho các tuyến đường đông đúc mà nó chạy qua.

 

Một Hà Nội hiện đại, bề thế 64 năm sau ngày giải phóng
Đường sắt trên cao Cát Linh – Hà Đông dài 13 km, điểm đầu tại ga Cát Linh, điểm cuối tại ga Yên Nghĩa (Hà Đông). Dự án có 13 đoàn tàu, mỗi đoàn 4 toa dài khoảng 80m, có sức chứa lên đến 1.000 người. Tàu có thiết kế vận tốc 80km/h, song sẽ được vận hành ở tốc độ nhỏ hơn, khoảng 30km/h.

 

Một Hà Nội hiện đại, bề thế 64 năm sau ngày giải phóng
Bên cạnh sự phát triển, Hà Nội vẫn gìn giữ những dấu ấn lịch sử. Các khu vực gắn liền với lịch sử nước nhà, lịch sử Thủ đô luôn được gìn giữ một cách trân trọng. Trong ảnh là Tháp Rùa trên Hồ Hoàn Kiếm.

 

Một Hà Nội hiện đại, bề thế 64 năm sau ngày giải phóng
Những “nhân chứng sống” của một thời hào hùng lịch sử nước nhà như cầu Long Biên cũng được sửa chữa, bảo tồn. Dù nhiều năm trôi qua, cây cầu vẫn giữ được kết cấu như ngày đầu. Tuy nhiên,vì mặt đường hẹp mà mật độ giao thông cao nên hiện cầu Long Biên chỉ được sử dụng cho tàu hỏa, xe đạp và người đi bộ.

 

Một Hà Nội hiện đại, bề thế 64 năm sau ngày giải phóng
Một góc phố yên bình giữa trung tâm Thủ đô Hà Nội. Có thể nói, Hà thành sẽ không ngừng phát triển trong tương lai nhưng chắc chắn một điều tâm hồn của Hà Nội sẽ còn lắng đọng mãi trên những hồ nước, những con đường rợp bóng cây xanh với các công trình kiến trúc cổ kính tuổi đời hàng trăm, thậm chí ngàn năm.

 

Thiện Minh – Phong Sơn/Báo CAND
Facebook Comments