Polpot và đồng bọn đã phải trả giá về tội ác diệt chủng như thế nào, mời các bạn xem phóng sự ảnh sau”
Polpot tên thật là Saloth Sar, sinh ra trong một gia đình tri thức, từng sang Pháp học kỹ sư vô tuyến sau đó trở về Cambodia và theo đuổi con đường chính trị. Tuy nhiên sự lệnh lạc nhân thức về chủ nghĩa Cộng Sản cộng với sự ngây thơ về chính trị khiến ông ta trở thành con cờ cho Mỹ và Trung Quốc trục lợi bằng cách trở thành ác quỷ chống lại chính dân tộc mình. Với Mỹ thì đó là công cụ để rửa hận cho sự thất bại nhục nhã trong cuộc chiến tranh xâm lược bẩn thỉu của họ tại Việt Nam. Đây là chân dung Polpot chụp tại Trung Quốc năm 1988.
Với những tội ác kinh hoàng đã từng gây ra cho nhân dân Cambodia và Việt Nam, nhưng đến tận cuối đời ông ta vẫn không bị xét xử trước pháp luật.
Ông ta tắt thở ngày 15/4/1998 sau 73 năm tồn tại và gieo rắc kinh hoàng cho nhân loại.
Một nhóm nhà báo phương Tây được mời đến chứng kiến và đưa tin.
Đó là một căn chòi gỗ tồn tàn trong rừng, trong lãnh thổ Cambodia nhưng chỉ cách biên giới Thái Lan 300m. Trong hình là lúc thi thể Polpot đang được gói lại trong túi nilong đen.
Thi thể đựng trong quan tài và được đem ra ngoài
Sau đó được hỏa táng một cách sơ sài không kèn trống
Sau nhiều lần trì hoãn vì bị Mỹ can thiệp, phiên tòa xét xử 4 kẻ cầm đầu còn lại của Khmer đỏ cuối cùng cũng được mở vào ngày 27/6/2011
Hơn bao giờ hết, những nạn nhân sống sót của chế độ bạo tàn mong mỏi công lý sẽ được thực thi, trả lại sự công bằng cho những người đã chết bởi một trong những tội ác diệt chủng đáng sợ của loài người. Tuy nhiên, trong phiên điều trần ngày 27-6, cả 4 nhân vật này đều không hề tỏ thái độ hối hận, ăn năn vì những tội ác đã gây ra. Các thủ lĩnh cấp cao của Khmer đỏ đã bác bỏ mọi cáo buộc.
Nuon Chea, nhân vật quyền lực số 2 sau Pol Pot. Trước khi rời phòng xử án và quay về nơi giam giữ, ông này nói: “Tôi không hề hài lòng với phiên điều trần này”.
Chân dung Khieu Samphan, Chủ tịch nước của chế độ Khmer đỏ.
Chân dung Ieng Sary, cựu Ngoại trưởng
Ieng Thirith, vợ Ieng Sary, cựu Bộ trưởng các vấn đề xã hội
Polpot đã chết, và đồng đảng ông ta cũng đã bị đem ra xét xử, dù phiên tòa mang tính biểu tượng hơn là thực chất.
Cho đến nay tội ác Khmer đỏ vẫn còn là nỗi ám ảnh kinh hoàng trong ký ức nhiều thế hệ như vụ thảm sát Ba Chúc cách đây vừa tròn 40 năm. Chỉ 12 ngày chiếm đóng từ 18 đến 30 tháng 4 năm 1978, quân Khmer Đỏ đã giết chết 3.157 dân thường cả thị trấn chỉ còn lại 3 người sống sót.
Hàng nghìn chiến sỹ, bộ đội Việt Nam đã phải hy sinh xương máu để hồi sinh dân tộc Cambodia trong sự biết ơn sâu sắc của nước bạn. Tờ Pracheachun (Nhân dân) của Ðảng Nhân Dân Campuchia(CPP) bình luận “Trong những năm cực kỳ bi thảm dưới chế độ diệt chủng Polpot, trên thế giới này có không biết bao nhiêu kẻ mạnh, kẻ giàu nhưng chỉ có duy nhất người bạn láng giềng nghèo Việt Nam đến cứu sống dân tộc ta mà thôi”
Còn Tiến sĩ Chhay Yiheng Cố vấn Chính phủ Hoàng gia Campuchia, phát biểu “Điều gì còn đọng lại trong trái tim người dân Campuchia về Việt Nam trong thế kỷ 20, đó là lòng biết ơn, đó là tình hữu nghị, là hình ảnh về một đội quân nhà phật từ cõi thiện xa xôi đến cứu giúp nhân dân Campuchia”.
Thu Lê