Vì sao Tòa án không cấp giấy tham dự phiên tòa cho người thân của 5 bị cáo phạm tội Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền?

share on:

Những ngày qua, đám rận chủ cùng một số phương tiện truyền thông cố gắng vu cáo Tòa án nhân dân Thành phố Hà Nội, vu cáo Việt Nam trong việc không cấp giấy tham dự phiên tòa hình sự sơ thẩm về tội danh “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”.

VOA nhanh nhảu lên tiếng khi không hiểu về quy định tố tụng của Việt Nam

Theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự, cụ thể là tại Điều 25 quy định: “Tòa án xét xử công khai, mọi người đều có quyền tham dự phiên tòa, trừ trường hợp do Bộ luật này quy định. Trong trường hợp đặc biệt cần giữ bí mật nhà nước, thuần phong mỹ tục của dân tộc, bảo vệ người dưới 18 tuổi hoặc để giữ bí mật đời tư theo yêu cầu chính đáng của đương sự thì Tòa án có thể xét xử kín nhưng phải tuyên án công khai”.

Nội dung nguyên tắc này một mặt thể hiện tính dân chủ, tạo điều kiện cho nhân dân kiểm tra, giám sát được các hoạt động của Tòa án, của các chủ thể tiến hành tố tụng, qua đó phát hiện những thiếu sót hoặc sai lầm trong tiến trình giải quyết vụ án, bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước, của công dân theo quy định của pháp luật, mặt khác qua xét xử công khai còn có tác dụng tuyên truyền pháp luật cho quần chúng nhân dân.

Như vậy, vụ án Nguyễn Văn Đài cùng đồng phạm sẽ được Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đưa ra xét xử theo dự kiến vào ngày 5/4/2018 bao gồm 6 bị cáo bị truy tố và đưa ra xét xử với tội danh theo điều 79, bộ luật hình sự năm 1999 “Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”. Tội danh này là một trong các tội danh trong chương các tội phạm xâm phạm an ninh quốc gia. Do đó, Tòa án nhân dân Thành phố Hà Nội phải áp dụng nguyên tắc xét xử đảm bảo giữ gìn bí mật nhà nước, bí mật quốc gia theo đúng quy định tại điều 25 đã trích dẫn trên.

Theo quy định của pháp luật, những người tham gia tố tụng bao gồm:

– Người tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố.

– Người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố.
– Người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp.
– Người bị bắt.
– Người bị tạm giữ.
– Bị can.
– Bị cáo.
– Bị hại.
– Nguyên đơn dân sự.
– Bị đơn dân sự.
– Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án.
– Người làm chứng.
– Người chứng kiến.
– Người giám định.
– Người định giá tài sản.
– Người phiên dịch, người dịch thuật.
– Người bào chữa.
– Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự.
– Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố giác, bị kiến nghị khởi tố.

– Người đại diện theo pháp luật của pháp nhân phạm tội, người đại diện khác theo quy định của Bộ luật này.

Đối chiếu với những người tham gia tố tụng trên thì những người thân thích không thuộc người tham gia tố tụng nếu như không thuộc một trong số những người liệt kê ở trên và ngoài người tham gia tố tụng thì người không tham gia tố tụng không được phép tham dự phiên tòa.

5 người phụ nữ tự nhận là người thân thích của 5 bị cáo trong vụ án trên đến gặp thư ký tòa án gây áp lực buộc phải cấp giấy cho phép tham dự phiên tòa này là không thể chấp nhận được và không được cấp giấy tham dự. Tòa án nhân dân Thành phố Hà Nội không thể cấp giấy cho những người thân thích của 5 bị cáo đến xin được tham dự phiên tòa vì những người này không thuộc người tham gia tố tụng mà pháp luật quy định. Nếu cấp giấy vô hình chung, Tòa án lại vi phạm chính quy định của pháp luật hiện hành.

Những người cố tình xuyên tạc về việc không cấp giấy tham dự phiên tòa là cố tình xuyên tạc các quy định của pháp luật hiện hành của Việt Nam. Mọi hành vi vu cáo, xuyên tạc đều là hành vi vi phạm pháp luật không thể chấp nhận được.
Thành Nam 
Facebook Comments