Viện kiểm sát đề nghị mức án như thế nào đối với 6 bị cáo thuộc “Hội anh em dân chủ” hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân?

share on:

Sau một ngày xét xử, đại diện Viện kiểm sát nhân dân TP Hà Nội đã đề nghị mức án đối với 6 bị cáo thuộc “Hội anh em dân chủ” về hành vi “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”.

6 bị cáo bị  đưa ra xét xử tại trụ sở Tòa án nhân dân Thành phố Hà Nội ngày hôm nay 5/4/2018, bao gồm: Nguyễn Văn Đài (sinh năm 1969, trú tại khu tập thể Bách Khoa, phường Bách Khoa, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội); Phạm Văn Trội (sinh năm 1972, trú tại xã Chương Dương, huyện Thường Tín, Hà Nội); Nguyễn Trung Tôn (sinh năm 1972, trú tại xã Quảng Yên, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa); Nguyễn Bắc Truyển (sinh năm 1968, trú tại Phường 4, Quận 4, Thành phố Hồ Chí Minh); Trương Minh Đức (sinh năm 1960, trú tại thị trấn Vĩnh Thuận, huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang); Lê Thu Hà (sinh năm 1982, trú tại phường Đông Giang, thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị).

Các bị cáo tại phiên tòa xét xử ngày hôm nay

6 bị cáo bị đề nghị truy tố theo khoản 1 điều 79, Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi năm 2009 với tội danh “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”.

Theo cáo trạng của Viện kiểm sátnhân dân Tối cao, từ tháng 3/2013 đến tháng 7/2017, Nguyễn Văn Đài, Phạm Văn Trội, Nguyễn Trung Tôn, Nguyễn Bắc Truyển là người khởi xướng, thành lập tổ chức, xây dựng cương lĩnh, điều lệ, quy chế hoạt động và chỉ đạo, điều hành hoạt động của tổ chức “Hội anh em dân chủ”.

Bị cáo Đài cùng các đồng phạm đã lôi kéo Trương Minh Đức, Lê Thu Hà và một số người tham gia tổ chức thực hiện các hành vi: Lập Văn phòng đại diện, địa chỉ website để hoạt động, xây dựng “Cương lĩnh vắn tắt”, có cơ cấu tổ chức chặt chẽ, chiến lược đối nội, đối ngoại, hoạt động phát triển lực lượng, đào tạo hội viên…

Các bị cáo đã lợi dụng việc đấu tranh cho “dân chủ, nhân quyền”, “xã hội dân sự” để che giấu mục đích hoạt động của “Hội anh em dân chủ”; liên kết với các tổ chức trong và ngoài nước, liên kết với các tổ chức bất hợp pháp trong nước, tìm sự hậu thuẫn, tài trợ về tài chính từ nước ngoài, tuyên truyền chống Nhà nước với mục đích khi lực lượng đủ mạnh, chờ thời điểm phù hợp sẽ công khai hoạt động, đối đầu với chính quyền, thay đổi thể chế chính trị tại Việt Nam để xây dựng chế độ “đa nguyên, đa đảng”, “tam quyền, phân lập”, tiến tới lật đổ chính quyền nhân dân…

Trong vụ án này, Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao xác định bị cáo Nguyễn Văn Đài là đối tượng cầm đầu, đóng vai trò chủ mưu, giữ vị trí Phó Chủ tịch thứ hai của “Hội anh em dân chủ”, trực tiếp xây dựng cương lĩnh hoạt động của “Hội anh em dân chủ”; tham gia bàn bạc, định hướng cách thức hoạt động, phát triển lực lượng, lôi kéo Lê Thu Hà tham gia “Hội anh em dân chủ”; đào tạo, hướng dẫn các thành viên về cách thức, kinh nghiệm hoạt động; lập dự án và liên hệ với các tổ chức, cá nhân ở nước ngoài để vận động ủng hộ, nhận số tiền 71.726 USD và 9.161,31 EUR tài trợ tài chính cho hoạt động của “Hội anh em dân chủ”; trực tiếp tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Bị cáo Phạm Văn Trội là người thành lập và là Chủ tịch “Hội anh em dân chủ”, giữ các vị trí phụ trách hoạt động ở khu vực miền Bắc, xây dựng cương lĩnh hoạt động của “Hội anh em dân chủ”; bàn bạc, định hướng cách phát triển lực lượng; lôi kéo 6 người tham gia “Hội anh em dân chủ”; đào tạo, hướng dẫn các thành viên về cách thức, kinh nghiệm hoạt động; phụ trách quỹ của “Hội anh em dân chủ”; chỉ đạo các thành viên “Hội anh em dân chủ” phản đối cuộc bầu cử Quốc hội tháng 5/2016, tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Trên cơ sở cáo trạng Viện kiểm sát đề nghị các mức án đối với các bị cáo cụ thể: Nguyễn Văn Đài 14-16 năm; bị cáo Nguyễn Trung Tôn và Nguyễn Bắc Truyển 13-14 năm; bị cáo rương Minh Đức; bị cáo Lê Thu Hà 12-13 , bị cáo Phạm Văn Trội 13-14 năm. 6 bị cáo đều bị đề nghị hình phạt bổ sung là 5 năm quản chế.
Nếu so với khoản 1 Điều 79 và hành vi của các bị cáo mà cáo trạng nêu ra thì “Điều 79. Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân. Người nào hoạt động thành lập hoặc tham gia tổ chức nhằm lật đổ chính quyền nhân dân, thì bị phạt như sau: 1. Người tổ chức, người xúi giục, người hoạt động đắc lực hoặc gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình” thì mức án với bị cáo Nguyễn Văn Đài với vai trò chủ mưu mà chỉ cao nhất có  16 năm tù giam thì quá nhẹ so với vai trò phạm tội của bị cáo này. Các bị cáo khác cũng tương tự với mức án bị đề nghị cao nhất còn quá nhẹ so với hành vi và mức hình phạt của tội danh này.
Theo phân tích của một số luật sư, theo cáo trạng Nguyễn Văn Đài và Phạm Văn Trội ngoài hành vi phạm tội còn với vai trò chủ mưu, cầm đầu. Mặt khác, cả hai bị cáo này đều có nhân thân xấu-tức từng bị kết án chưa được xóa án tích. Theo đó, đối với Nguyễn Văn Đài có thể phải nhận mức án trung thân và Phạm Văn Trội phải chịu mức án 20 năm tù giam thì mới đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật đối với các bị cáo này. Mức án như vậy, mới đảm bảo đủ sức răn đe những đối tượng khác vẫn đang thách thức pháp luật để chống phá Nhà nước.
Đề nghị Tòa án nhân dân Thành phố Hà Nội xem xét khách quan trên cơ sở chứng cứ trong hồ sơ và nhữn g tình tiết phát sinh trong phiên tòa cũng như vai trò phạm tội của từng bị cáo và nhân thân của các bị cáo này, nhất là các bị cáo này đều từng bị tuyên án về tội danh tuyên truyền chống nhà nước và chưa được xóa án tích để đưa ra mức hình phạt hợp lý nhất.
Ngày mai, Tòa án sẽ tiếp tục phiên xét xử này và Báo Đấu trường dân chủ sẽ tiếp tục cập nhật thông tin về phiên tòa này!
Việt Thắng (Tổng hợp)
Facebook Comments