Trước sự đấu tranh lên án mạnh mẽ của chính quyền, truyền thông và nhân dân địa phương về việc làm vô lối của Đặng Hữu Nam, “Thanh niên Công giáo” và “tin mừng cho người nghèo” cũng vớt vát danh dư bằng bài viết thanh minh bao biện cho Cha Nam. Nhưng nghe chừng lời bao biện ấy có vẻ yếu ớt và kém thuyết phục. Đặng Hữu Nam nghe chừng khó chối tội.
Thứ nhất, các a nói Đặng Hữu Nam là “người đấu tranh cho quyền lợi của dân”. Vậy nhân dân An Hoà được gì từ những điều này?? Thay vì yên tâm làm ăn, yên tâm nghỉ ngơi lễ lạt, lại bị Cha lôi kéo vào cuộc đấu tranh vô nghĩa mà vốn dĩ người dân không có chút ảnh hưởng; ngày hành lễ không còn là nghi thức trang trọng đúng nghĩa mà bỗng trở thành sân khấu một mình Cha độc diễn những điều huyễn hoặc ngang tai. Cha bảo dân k có tội gì, nhưng “nhờ ơn Cha”, nhân dân bỗng thành có tội, khi mà chính Cha mới là người làm điều đáng khinh đáng trách.
Thứ hai, “Thanh niên Công giáo” hay “tin mừng cho người nghèo” lẽ dĩ nhiên sẽ bênh vực cho Đức Cha đạo. Tuy nhiên, dù có bênh vực ra sao, bằng chứng về những việc làm thiếu minh bạch và ngông cuồng của Đặng Hữu Nam vẫn khó có thể chối cãi.
Các vị nói chính quyền lo sợ “uy tín” của Linn mục nên mượn cớ “dựng chuyện để vu khống” cho Đặng Hữu Nam.
Xin thưa các vị, báo chí nhà nước và các phương tiện truyền thông không hề đưa tin vô căn cứ. Bằng chứng về những lời rao giảng xuyên tạc sự thật, bôi nhọ lịch sử, chống Đảng chống Nhà nước là có thật, có minh chứng rõ ràng, không hề vu vạ, không thể phủ nhận. Cái vô căn cứ ở đây chính là lời rao giảng của Đặng Hữu Nam.
Đến đây, có khi thế cờ nên cần phải được lật lại, để các vị hiểu cho rõ ràng ai mới là kẻ ” dựng chuyện để vu khống” trong việc này. Và thêm một lần nữa, những người trong cuộc sẽ càng không thể tha cho Đặng Hữu Nam của các vị được đâu.
Mà các vị cũng nên nghĩ lại, cả một Đài Truyền hình Trung ương, nếu không có căn cứ rõ ràng cụ thể, không có dẫn chứng thuyết phục, đời nào vì một Linh mục cỏn con mà để ảnh hương đến uy tín bấy lâu xây dựng. Mà nếu có nói sai, các vị lại chả làm ầm lên đòi cải chính. Các vị không cãi được, các vị mới phải bao biện vậy thôi.
Thứ ba, vì sao Nhà cầm quyền Việt Nam phải “mở chiến dịch tấn công” vào Đặng Hữu Nam và Nguyễn Đình Thục như các vị nói??? Và vì sao “chiến dịch tấn công” ấy lại nhận được sự hưởng ứng rầm rộ đến vậy?? Mà khởi đầu, mạnh mẽ nhất, lai là tiếng nói đến từ những nhân chứng lịch sử của dân tộc, những cựu chiến binh bước ra từ hai cuộc chiến?
Lý do vô cùng đơn giản: họ là những người hiểu rõ nhất giá trị của cuộc sống hoà bình yên ổn ngày hôm nay. Hiểu hơn ai hết cái gọi là “tang thương”, “đen tối” thực sự của dân tộc. Họ mới chính là những minh chứng của mất mát và hi sinh, nên hơn ai hết, đó là nỗi bức xúc của kẻ đứng bước ra từ trận tuyến với kẻ “đâm dao”, “ném đá” vào hoà bình được mang lại.
Đặng Hữu Nam nên hiểu rằng, đó là sự lên án hiển nhiên với kẻ vô ơn, quay lưng với lịch sử dân tộc. Và tồi tệ hơn, còn mượn danh xưng cao cả của mình để kích động và lan truyền sự lệch lạc ấy.
Thêm nữa, nhân đây, xin được khẳng định lại với các vị, không chỉ có các cựu chiến binh mới mang bức xúc ấy. Tham gia ngăn chặn, lên án hành vi của Nam và Thục còn có sự tham gia của hàng loạt thanh niên tình nguyện, lớp trẻ trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu, những người trực tiếp nhận thấy sự vô lối về pháp luật và thiếu văn hoá trong hành xử của những kẻ mang danh đại diện cho Đức Chúa, lợi dụng đức tin của những giáo dân lương thiện gây áp lực với chính quyền.
Và hơn hết thảy, việc kéo hàng loạt người lên trụ sở cơ quan nhà nước gây ồn ào hỗn loạn; rao giảng những lời lẽ chối tai gai mắt vào ngày kỉ niệm của dân tộc, thực sự khiến những người dân xung quanh bức xúc khó chịu. Tại sao dân mình đang yên ổn làm ăn, tại sao khắp nơi đổ về vùng biển du lịch nghỉ lễ, mỗi vùng quê vốn yên ổn lại vì sự vô lối của kẻ mang danh đức Cha mà trở nên náo loạn bất ổn??? Lẽ nào như vậy chưa đủ để lên án Đặng Hữu Nam???
Vậy nên, mong các vị dừng ngay mấy hành động bao biện vô ích mà các vị đang làm lại. Càng bao biện càng lòi tội ra thôi.
Lời cuối gửi đến Đặng Hữu Nam,vẫn là câu cũ “CHẠY ĐÂU CHO KHỎI NẮNG”
Vi Minh