Đặng Xương Hùng sinh năm 1961, từng là cựu lãnh sự Việt Nam tại Geneve (Thụy Sỹ). Y từng hưởng nhiều ân sủng, lợi ích của chế độ này. Nhưng hắn quay ra bỏ Đảng, chống lại chế độ đã nuôi nấng hắn, giúp hắn nên người.
Chân dung Đặng Xương Hùng
Đặng Xương Hùng đã từ bỏ cương vị Lãnh sự quán để nộp đơn xin tị nạn chính trị tại Thụy Sỹ. Lúc đầu, nhà chức trách nước này đã từ chối vì lí do nêu ra để xin tị nạn của Hùng và gia đình không thuyết phục. Thuỵ Sỹ cho rằng muốn được hưởng quy chế tị nạn chính trị, hắn phải chứng minh được hắn là nạn nhân của chính quyền, chế độ do đàn áp, hành hạ, phân biệt chủng tộc,…
Đặng Xương Hùng với các đối tượng cuồng 3 que
Vậy là hắn đành “tự tạo điều kiện” cho mình bằng cách viết đơn xin ra khỏi Đảng. Trong đơn, hắn không quên chửi Bác Hồ, chửi Đảng Cộng sản. Và giờ đây, nhà chức trách Thuỵ Sỹ đã cho hắn “được hưởng quy chế của tị nạn chính trị”.
Đặng Xương Hùng “đồng hành” cùng tên phản động vừa bị trục xuất Phạm Minh Hoàng
Tuy nhiên, ở đây xin được đính chính luôn là giữa cái khái niệm “được hưởng quy chế của tị nạn chính trị” khác hẳn với việc được “tị nạn chính trị”. Cái mà các nhà chức trách tại Thụy Sỹ cho Hùng và gia đình được “hưởng” ấy thực chất chỉ là một số quyền lợi đủ để đảm bảo rằng sự cư trú của Hùng và gia đình tại Thuỵ Sỹ không phải là bất hợp pháp; nó hoàn toàn khác với các quyền lợi mà một công dân Thụy Sỹ được hưởng.
Quay trở lại chuyện xin tị nạn chính trị của Đặng Xương Hùng và gia đình, để đạt được một kết quả như hôm nay, Hùng đã phải bán rẻ chính đạo đức và lương tâm của chính mình. Theo đó, gã đã không ngần ngại phủ định sạch trơn những gì đã từng là lí tưởng, là công việc của mình từng làm. Để chứng minh mình là “nạn nhân” của thể chế chính trị trong nước, bị các nhà chức trách phân biệt, đối xử…, gã cũng cố tình gây sự với “chính quyền trong nước” thông qua những bức thư ngỏ như “Thư ngỏ ông Nguyễn Phú Trọng” với lời lẽ hết sức sến sẩm, mang tư duy của một kẻ vong bản và một tinh thần nô lệ từ trong cốt tủy.
Hiểu như thế để thấy rằng, với Đặng Xương Hùng việc được nhà chức trách Thụy Sỹ chấp nhận cho hưởng quy chế tị nạn chính trị là một niềm vui. Nhưng với người hiểu chuyện thì đó lại là thêm một vết nhơ khó gội rửa của những kẻ sẵn sàng bán rẻ lợi ích đất nước để cầu thân. Chỉ xin nhắc với Đặng Xương Hùng rằng, những kẻ như thế chưa bao giờ có một số phận và kết thúc tốt đẹp, từ Trần Ích Tắc, Lê Chiêu Thống, Hoàng Văn Hoan là các ví dụ không thể sống động và phồn thực hơn!
Mõ Làng, Cong Tam, Huyền Trang
Facebook Comments