Doanh nhân yêu nước Huyền Kate “thông não” 3 que về nợ công và Venezuela có theo XHCN

share on:
Đối với cư dân mạng yêu nước trong và ngoài nước, rất nhiều người khá quen thuộc với chị Huyền Kate – một doanh nhân thành đạt yêu nước. Chị là người đã đi rất nhiều nước trên thế giới và thường có những bài viết ca ngợi về đất nước, con người Việt Nam. Chị cũng là người đã nhiều lần bóc mẽ, vạch mặt bọn “dâm chủ” và những kẻ ảo tưởng 3 que bằng những bài viết sắc sảo với vốn hiểu biết rộng lớn của mình. Ngoài ra, chị là người có mẫu mũ (nón) cờ đỏ độc quyền rất đẹp, tinh tế; chị đã tặng rất nhiều bạn trong cả nước.
Xin giới thiệu với quý độc giả bài viết mới đây của chị đang được cộng đồng mạng quan tâm, chia sẻ về vấn đề nợ công, vấn đề Venezuela có theo con đường CNXH hay không…
Tác giả chụp tại Huntington Beach – Mỹ, nơi quay cảnh phim “Những người thừa kế” 

Ê ê rận, đồ thần kinh! Venezuela nó vỡ nợ thì kệ tía nó, sao cứ réo Việt Nam tụi tui quài zạ!!!

Nước tư bản Hi Lạp sắp vỡ nợ chắc cũng sẽ tru tréo là tại Cộng Sản ha!Cứ cấy cho dân hai chữ nợ công cao và sắp vỡ nợ để kích động hoài, bực rồi nha!

– Thế nào là nợ công cao? 60% (Việt Nam) là cao hay 300% (Nhật Bản) là cao? Thật ra khái niệm cao nó nằm ở vế thứ 2 vỡ nợ, hay nói cách khác là khả năng trả nợ của một quốc gia. Nếu một quốc gia không có khả năng trả nợ thì dù bạn vay có 10% bạn cũng sẽ bị vỡ nợ đúng không? Cho nên khái niệm cao chỉ là tương đối.

– Việt Nam có khả năng trả nợ không? Đầu tiên bạn phải chia khoản nợ của bạn thành 2 phần. Nợ chủ nợ trong nước và nợ chủ nợ nước ngoài. Nợ trong nước của Việt Nam khoảng 50% tổng nợ. Tức là 60 tỉ USD. Nợ nước ngoài là 60 tỉ USD còn lại, tập trung vào 3 đối tác chính là ADB, WB và Nhật Bản.

Khi nói về khả năng trả nợ thì điều đầu tiên cần nói là khả năng đàm phán giãn nợ.

50% nợ trong nước chủ yếu là do các ngân hàng trong nước nắm trái phiếu chính phủ. Mà ngân hàng trong nước thì có 4 ngân hàng lớn nhất thì đều nằm trong tay chính phủ, ngân hàng do nhà nước nắm chi phối chiếm 60% ~ 70% thị phần tài chính của Việt Nam. Nói cách khác chính phủ chi phối hoàn toàn hoạt động của nền tài chính và ngân hàng của Việt Nam. Vậy bạn tin với khoản nợ trong nước ai mới là kèo trên trong đàm phán?

50% còn lại, thì Nhật Bản chiếm 35%, đối tác này có khả năng đàm phán cao nhất do Việt Nam có quan hệ chính trị rất tốt với Nhật Bản. Khó nhất là 2 đối tác WB và ADB, chiếm 43% (25 tỉ USD) nợ của Việt Nam. Nhưng may sao Nhật Bản cũng lại là cổ đông lớn nhất của ADB. Vậy nếu trường hợp các đối tác này ép Việt Nam trả nợ thì sao?

+ Lợi nhuận của Viettel là 2 tỉ USD
+ Lợi nhuận của Mobifone là 500 triệu USD
+ Lợi nhuận của Petrolimex 800 triệu USD
+ Lợi nhuận của Vinamilk là 500 triệu USD
+ Còn một loạt tập đoàn nhà nước khác như Vietnam Airline, Vietcombank, Viettinbank, Arigbank, BIDV, Tập đoàn khoáng sản, Tập đoàn dệt may, Sabeco, ….

Chỉ thuần túy lấy lợi nhuận hàng năm của các tập đoàn nhà nước thôi bạn có thể thấy nó hơn cả chục tỉ USD rồi, chưa kể dự trữ ngoại hối là 46 tỉ USD nữa, bạn nghĩ Việt Nam đủ khả năng trả khoản nợ 25 tỉ USD nếu WB và ADB đòi ngay trong 1 năm không? Huống chi giờ là đòi nhiều năm! 25 tỉ USD thì bỏ bèng gì, 120 tỉ USD muốn vẫn có khả năng trả được liền (dù cái giá là không nhỏ).

Vấn đề của Việt Nam không phải là vỡ nợ mà là vỡ trần nợ công do chúng ta tự đặt ra để đảm bảo hiệu quả chi tiêu và an toàn tài chính lâu dài. Còn khả năng Việt Nam vỡ nợ trong tình hình hiện tại thì gần như bằng 0 nhá!

 Venezuela có phải là một nước Xã hội chủ nghĩa hay Cộng sản không?

KHÔNG!!! Venezuela không phải là một nhà nước Xã hội chủ nghĩa theo nghĩa của việc chính phủ và hiến pháp của nó có chính thức ràng buộc để xây dựng Xã hội chủ nghĩa hay không (đây là những gì một “nhà nước Xã hội chủ nghĩa” phải là, theo nghĩa của Chủ nghĩa Cộng sản Mác/Lênin). Venezuela là một nước cộng hoà liên bang nghị viện, cũng đa nguyên đa đảng đối lập như kiểu Mỹ. Chỉ là ở vị trí cao nhất, một đảng Xã hội chủ nghĩa, Đảng Xã Hội Chủ Nghĩa Thống Nhất của Venezuela, đã chiếm đa số ghế trong Quốc hội các năm 2000-2015 và hai vị tổng thống thắng áp đảo của nước này thuộc về đảng này mà thôi!

 Venezuela có nền kinh tế Xã hội chủ nghĩa không?

Câu trả lời cho điều này rõ ràng là KHÔNG!!! Năng động tích lũy vốn để thúc đẩy hoạt động kinh tế mà tìm kiếm lợi nhuận, hầu hết các doanh nghiệp được tư nhân hoá, mối quan hệ mức lương lao động vẫn được đặt ra và thậm chí cơ bản hơn… Venezuela vẫn hoạt động trong một hệ thống thị trường Tư bản chủ nghĩa toàn cầu. Chính phủ không can thiệp tới quá trình tích lũy vốn và các quá trình thị trường hoá; không tạo ra một bầu không khí tiêu cực và không chắc chắn cho doanh nghiệp dưới danh nghĩa chống tham nhũng và phục vụ nhu cầu của “nhân dân”; nhưng cũng không dựng lên một hệ thống mới để thay thế cho chủ nghĩa Tư bản, vì không thể thực hiện được một nhiệm vụ hoành tráng như vậy. Ít nhất Venezuela là một nền kinh tế hỗn hợp với các chính sách chống buôn bán của chính phủ, khiến thị trường bị bóp méo và chậm phát triển.

Khía cạnh Xã hội chủ nghĩa nhất của Venezuela là trong nhiệm kỳ tổng thống Chavez, lợi nhuận của Venezuela Petroleos de Venezuela SA. (một công ty dầu khí thuộc sở hữu nhà nước), đã được sử dụng để tài trợ cho các chương trình xã hội.

Chính sách của ông Chavez là dân túy, tăng trợ cấp xã hội dựa vào các nguồn lợi từ dầu hỏa. Nên khi dầu hỏa mất giá thì lập tức rơi vào thê thảm.

Chỉ có thần kinh mới đi so tình trạng của Venezuela, một nước hoàn toàn phụ thuộc vào dầu hỏa và không có sản xuất một cuộn giấy vệ sinh nữa, với Việt Nam và nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất nhì thế giới, hơn gấp 30 lần chỉ trong hơn 20 năm!

Thời điểm để làm mốc so sánh: 1989 (Việt Nam thực hiện đường lối Đổi mới); 1994 (Hoa Kỳ bãi bỏ các lệnh cấm vận đối với Việt Nam); 2017 (thời điểm hiện tại).

Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), trong vòng 28 năm và 23 năm qua, Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) bình quân đầu người của Việt Nam tăng gấp 23,7 lần và 10,3 lần.

Trong khoảng thời gian đó, các nước ASEAN tăng trưởng như sau: Thái Lan 4,7 lần và 2,5 lần; Singapore 5,0 lần và 2,5 lần; Malaysia 4,1 lần và 2,4 lần; Indonesia 5,5 lần và 3,5 lần; Philippimes 3,8 lần và 2,8 lần.

Đối với các nước có mức sống tương đương Việt Nam, mức thay đổi không quá 5 lần. Cụ thể: Bangladesh 4,7 lần và 4,3 lần; Nigeria 3,0 lần và 2,6 lần; Mozambique 2,2 lần và 2,6 lần.

Những nước đang phát triển và mới nổi trong châu Á tăng trưởng 10,6 lần và 8,6 lần. Hàn Quốc, quốc gia tạo nên kỳ tích ở châu Á, cũng chỉ tăng trưởng 5,2 lần và 2,9 lần. Cộng hòa Mandives, thiên đường du lịch của thế giới, cũng chỉ tăng trưởng 12,7 lần và 7,9 lần.

Theo Dự báo của PricewaterhouseCoopers (PwC), kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng trung bình 5%/năm, trong vòng 34 năm tới. Với mức tăng trưởng cao nhất thế giới như vậy, GDP của Việt Nam (tính theo phương pháp ngang giá sức mua – PPP) sẽ vượt Canada, Italia và lọt Top 20 thế giới. Đây là nội dung trong Báo cáo “Trật tự thế giới toàn cầu sẽ thay đổi ra sao đến năm 2050” được PwC công bố hồi tháng 02/2017. Mà PwC là một trong bốn công ty kiểm toán hàng đầu thế giới. Nhóm này được gọi là Big 4 (KPMG, Deloitte, Ernst & Young, PricewaterhouseCoopers) và luôn dự báo kinh tế theo phương pháp khoa học.

Việt Nam còn là nước xuất khẩu và thâm hụt thương mại với Mỹ số 1 ở Đông Nam Á. Việt Nam xuất siêu theo con số tuyệt đối vào Mỹ đứng thứ 6, trên cả Hàn Quốc (32 tỉ so với 28 tỉ). Xét về thâm hụt thương mại trên tổng kim ngạch xuất nhập khẩu, Việt Nam (61%) đứng nhì chỉ sau Ireland (65%), cao hơn cả Trung Quốc (59%), Nhật Bản (35%) và Hàn Quốc (25%).

Đó là lí do vì sao người làm ăn lên chức tổng thống Mỹ như anh Trump hỉ hả, sốt sắng, đặc biệt ưu ái đến vậy với Việt Nam trong tour Asia kì này (theo Forbes) đó!

Nguồn: facebook tác giả

Facebook Comments