Kể chuyện lịch sử trong “Chân trần chí thép”

share on:

Sáng nay (18-4), Ban Quản lý Di tích Nhà tù Hỏa Lò tổ chức trưng bày chuyên đề “Chân trần chí thép” và tiếp nhận nhiều hiện vật quý do các nhân chứng lịch sử trao tặng. Đây là hoạt động nhân kỷ niệm 43 năm Ngày Giải phóng miền Nam (30/4/1975 – 30/4/2018), 64 năm Ngày chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5/2018), 128 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2018).

Những câu chuyện còn mãi với thời gian

Sáng 18-4, không gian trưng bày “Chân trần chí thép” của Di tích nhà tù Hỏa Lò đông người tham dự. Rất nhiều trong số đó là những tướng lĩnh, sĩ quan quân đội, cựu chiến binh Việt Nam từng tham gia chiến đấu trong kháng chiến chống Pháp và Mỹ. Khách du lịch trong nước và nước ngoài cũng nán lại khá lâu để xem những bức ảnh, tư liệu quý giá nhắc nhở một thời kỳ lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam. Trong đó, có vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc Việt Nam Hồ Chí Minh và nhiều tướng lĩnh – những người anh hùng lỗi lạc của nhân dân Việt Nam như Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Đại tướng Nguyễn Chí Thanh, Đại tướng Hoàng Văn Thái…

Lưu bản nháp tự động

Thiếu tướng, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Nguyễn Đức Minh kể chuyện lịch sử

Có mặt tại buổi trưng bày từ sớm, Thiếu tướng Huỳnh Đắc Hương và Thiếu tướng, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Nguyễn Đức Minh bùi ngùi xúc động kể về những câu chuyện thời chiến, những ký ức không bao giờ quên.Thiếu tướng, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Nguyễn Đức Minh nhớ lại thời kỳ ông cùng đồng đội tham gia các chiến dịch lịch sử như chiến dịch Điện Biên Phủ 1954, cuộc tấn công Mậu Thân 1968 hay cuộc Tổng tấn công giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 30-4-1975. Trong câu chuyện hào sảng ấy, có lúc ông nghẹn lại rưng rưng khi nhớ về đồng đội, những người đã hy sinh trước ngày thống nhất. “Trong một đợt tấn công, đồng đội của tôi bị trúng bom, mất một chân. Khi đến trạm xá, anh được bác sĩ chăm sóc tận tình. Tôi nhớ mãi gương mặt anh khi ấy. Anh nói trong quả quyết ‘sao lại đút cháo cho tôi, hãy nhường suất ấy cho các đồng đội khác’… Sau đó ít lâu anh hy sinh”, Thiếu tướng Nguyễn Đức Minh xúc động kể.

Lưu bản nháp tự động

Thiếu tướng Huỳnh Đắc Hương trao tặng kỷ vật cho Ban Quản lý Di tích Nhà tù Hỏa Lò.

Trong câu chuyện của Thiếu tướng Huỳnh Đắc Hương, những giờ phút cam go, ác liệt của kháng chiến giành độc lập vẫn là những ký ức ăm ắp các kỷ niệm vui buồn của ông và đồng đội. Trí nhớ của vị Thiếu tướng vẫn khá minh mẫn khi kể về các giai đoạn lịch sử ông tham gia chiến đấu.
Lưu bản nháp tự động
Những hiện vật được trao tặng lại Ban Quản lý di tích Nhà tù Hỏa Lò
Tại buổi trưng bày, Thiếu tướng Huỳnh Đức Hương và Thiếu tướng, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Nguyễn Đức Minh đã trao tặng lại Ban Quản lý di tích Nhà tù Hỏa Lò những kỷ vật chiến tranh được giữ gìn cẩn thận cho đến ngày nay, như chiếc bi đông nước, cặp kính, chiếc ống sắt đựng lương khô…“Chân trần chí thép”: Bức tranh lịch sử của dân tộc

Trưng bày “Chân trần chí thép” được chia thành 4 nội dung: Theo dấu chân Người; Từ trong tù ngục; Chân trần chí thép và Bản lĩnh, trí tuệ Việt Nam.

Đây là dịp để người xem được sống lại những phút giây hào hùng của lịch sử dân tộc. Với những câu chuyện đầy cảm xúc về ý chí sắt đá, lòng quả cảm của những người con ưu tú đã quyết tâm đi theo lý tưởng mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chọn: “Dù có phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải kiên quyết giành cho được độc lập”.

Lưu bản nháp tự động

Nhiều du khách nước ngoài nán lại rất lâu để xem các hình ảnh, tư liệu được trưng bày trong chuyên đề “Chân trần chí thép”

“Theo dấu chân Người” là nội dung mở đầu của trưng bày, dấu ấn của Chủ tịch Hồ Chí Minh gắn liền với những chiến thắng vĩ đại của cách mạng Việt Nam. Các bức ảnh trong trưng bày thể hiện rõ tư tưởng, đạo đức, nhân cách của Người thông qua hành động và lời nói giản dị hằng ngày, trở thành di sản cho các thế hệ người Việt Nam.Nội dung “Từ trong tù ngục” thể hiện rõ “chất thép” của những chiến sĩ cách mạng kiên cường. Họ đã biến nhà tù thực dân, đế quốc thành trường học cách mạng, nơi rèn luyện, đào tạo ra lớp lớp cán bộ lãnh đạo xuất sắc cho cách mạng Việt Nam. Những bức ảnh quý của các chiến sĩ cách mạng Việt Nam tại các nhà tù Hỏa Lò, Sơn La, Côn Đảo, Khám Lớn, Lao Thừa Phủ… nhắc cho người dân Việt Nam hôm nay thêm tự hào, biết ơn những đóng góp, hy sinh to lớn của các lớp cha ông đi trước.

“Chân trần chí thép” là nội dung thứ ba, giới thiệu những “Vị tướng trong lòng dân”, như: Đại tướng Võ Nguyễn Giáp, Nguyễn Chí Thanh, Văn Tiến Dũng, Chu Huy Mân, Hoàng Văn Thái… Họ là những học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, là những nhà tham mưu chiến lược, cầm quân tài tình, chỉ huy nghiêm khắc nhưng vẫn hết mực thương yêu chiến sĩ, gần gũi nhân dân. Họ là những người tiên phong, sẵn sàng xả thân trên chiến trường và lan tỏa chí thép đến toàn quân.

“Bản lĩnh, trí tuệ Việt Nam” là nội dung cuối của trưng bày thể hiện ý chí sắt đá của nhân dân Việt Nam: Kiên cường chiến đấu, lập nên những chiến thắng vĩ đại, giành độc lập, tự do cho dân tộc.

Trưng bày chuyên đề “Chân trần chí thép” tại Di tích Nhà tủ Hỏa Lò với những hình ảnh, tư liệu sinh động và quý giá về những nhân vật lịch sử, những giai đoạn kháng chiến cụ thể đã phần nào vẽ nên bức tranh về ý chí, quả cảm của dân tộc Việt Nam. Qua hai cuộc kháng chiến trường kỳ, vĩ đại của dân tộc, những người con ưu tú với “chân trần” đã bước vào cuộc chiến bằng “chí thép” để giành lại độc lập, hạnh phúc cho nhân dân.

Mốt số hình ảnh, tư liệu quý trong trưng bày “Chân trần chí thép”:

Lưu bản nháp tự động

Nội dung trưng bày “Theo dấu chân Người”

Lưu bản nháp tự động

Lưu bản nháp tự động

Lưu bản nháp tự động

Những hình ảnh chân thực về tư tưởng, đạo đức, nhân cách của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Lưu bản nháp tự động

Trưng bày hình ảnh chân dung các vị tướng tài ba, lỗi lạc của nhân dân Việt Nam, đó là Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Đại tướng Nguyễn Chí Thanh, Đại tướng Hoàng Văn Thái.

Lưu bản nháp tự động

Chân dung Đại tướng Văn Tiến Dũng, Đại tướng Chu Huy Mân, Đại tướng Mai Chí Thọ.

Lưu bản nháp tự động

Hình ảnh và những thông tin về Đại tướng Võ Nguyên Giáp ngày trẻ khi ông bị thực dân Pháp bắt giam, từ đó ông đã rèn luyện để trở thành người chiến sĩ cách mạng.

Lưu bản nháp tự động

Lưu bản nháp tự động

Lưu bản nháp tự động

 

Bài, ảnh: Hoàng Lân/Hà Nội mới
Facebook Comments