Trong khi nhân dân cả nước và bạn bè quốc tế kỷ niệm 128 ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh với lòng thành kính, kính trọng thì nhiều kẻ điên cuồng xuyên tạc, bôi nhọ và thậm chí lợi dụng Bác để tuyên truyền, kích động, xuyên tạc. Trường hợp cụ thể chúng tôi muốn nói ở đây là luật sư Lê Văn Luân.
Nhân kỷ niệm ngày sinh của Bác, trên trang Blog Tễu của Nguyễn Xuân Diện có đăng tải series bài viết có nội dung liên quan đến Chủ tịch Hồ Chí Minh. Mặc dù có những cách tiếp cận khác nhau nhưng về bản chất, các bài viết này đều chung một mục đích là tuyên truyền, xuyên tạc, bôi nhọ hình tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Thậm chí, có những bài viết còn trơ trẽn đến mức xấc láo, mượn hình ảnh cũng như những thành tựu của Người để tuyên truyền, xuyên tạc, cổ súy cho quan điểm chính trị của mình. Một trong số đó là bài viết “THANH NIÊN THỜI NAY HỌC HỎI ĐƯỢC GÌ TỪ ÔNG HỒ?” được dẫn nguồn từ trang Facebook của Lê Văn Luân.
Chân dung Lê Văn Luân
Hẳn bạn đọc không còn lạ lẫm gì với cái tên Lê Văn Luân. Đây là một trong những luật sư thuộc Tổ luật sư “Toàn thua” do Trần Vũ Hải cầm đầu, chuyên bào chữa “miễn phí” cho bị cáo là những kẻ thường xuyên có hoạt động chống phá Đảng và Nhà nước Việt Nam hay nói cách khác, đó là những bị cáo thuộc giới “dân chủ Cuội”. Tiếng là “miễn phí” những thực chất thông qua những phiên bào chữa như vậy, những kẻ như Lê Văn Luân có thể lăng xê mình lên cho cộng đồng mạng biết tiếng, từ đó để phục vụ cho công việc làm ăn của bản thân chúng. Do đó, liệu chúng có tốt đẹp khi tuyên bố bào chữa cho những bị cáo như vậy? Bản chất xấu xa, đê hèn này bạn đọc cũng không còn lại gì vì trên cộng đồng mạng cũng như những trang Blog đều có nhiều bài viết thông tin về Lê Văn Luân và đồng bọn của y.
Đó là bản chất của Luân. Quay trở lại bài viết được trang Blog Tễu dẫn nguồn, ngay từ đầu bài viết, Luân đã khẳng định một cách rất hùng hồn rằng: “Thanh niên, đoàn viên cộng sản có biết ông Nguyễn Tất Thành (Nguyễn Ái Quốc, sau này là Hồ Chí Minh) đã làm những gì khi còn trẻ và ngay cả khi đã tham gia Đảng cộng sản Việt Nam? Ông ấy là một người hoạt động tích cực, dám lên tiếng phản kháng và đòi hỏi chính quyền thời bấy giờ cả trong nước lẫn ở nước ngoài, một cách mạnh mẽ nhất. Đưa ra các yêu sách đòi quyền lợi cho những người công nhân, tầng lớp nông dân, đòi quyền tự do hội họp, tự do báo chí và tự do ngôn luận, ký các bản phản đối sưu cao thuế nặng do Pháp đặt ra. Trực tiếp tham gia biểu tình và tổ chức biểu tình để phản đối các chính sách bất công, hà khắc của thực dân dùng để áp bức dân chúng. Ông ấy còn đòi thay thế chính quyền và thành lập chính quyền mới, sau này có điều kiện là Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà, khai sinh vào năm 1945 mà Hồ Chí Minh là chủ tịch. Vậy các bạn trẻ có khi nào biết và làm được những điều ông ấy đã làm, là lên tiếng thể hiện chính kiến trước các thực trạng bất công của đất nước, đòi hỏi các quyền lợi chính đáng của người dân đã bị tước mất?”. Thoạt đầu, mới nghe có vẻ đây là một kẻ “giác ngộ lý tưởng cách mạng” và có sự tôn trọng, thán phục những gì mà Bác Hồ đã làm cho non sông, cho dân tộc Việt Nam chúng ta. Tuy nhiên, như những gì đã nói ở trên, bản chất xấu xa đó của Lê Văn Luân đã lộ rõ và với những gì đã thể hiện thì có thể khẳng định ngay rằng, điều Luân nói quả thực rất “mất dạy”. Y cho rằng thanh niên Việt Nam hiện nay không có lý tưởng, không học tập được gì ở Bác trong việc đòi quyền biểu tình, đòi quyền hội họp. Đó chỉ là những luận điệu mị dân rẻ tiền của một luật sư mạt hạng. Bởi lẽ, Luân đã quên đi bối cảnh lịch sử của đất nước ta lúc bấy giờ. Trong bối cảnh nước ta bị thực dân Pháp đô hộ, Bác phải vượt trùng khơi đi bao nhiêu quốc gia nhằm mục đích cao nhất là tìm kiếm hướng đi cho dân tộc này thì những kẻ như Luân thậm chí bố mẹ của y còn chưa sinh ra. Vậy mà khi đất nước vẫn đang trong thời bình như vậy mà y dám đứng lên tuyên truyền, xuyên tạc hòng kích động giới thanh niên Việt Nam đòi những quyền bất hợp pháp kể trên.
Thậm chí, trong bài viết của mình y còn nhấn mạnh rằng: “Chúng ta hiện nay không được biểu tình, dù có điều 25 Hiến pháp 2013 quy định, nhưng ai thực hiện nó được coi là thành phần phản động, chống đối chính quyền. Không có tự do báo chí khi báo chí hoàn toàn thuộc về nhà nước mà đại diện là Ban tuyên giáo kiểm soát chặt chẽ. Chúng ta không được tự do hội họp và đang bị cấm nói về thể chế xã hội dân sự, đa nguyên tư tưởng và đa nguyên chính trị. Nhiều người đã vào tù vì lên tiếng phản ánh, chống tiêu cực, bất công xã hội với điều 88 và 258 như một chiếc thòng lọng siết chặt quyền tự do ngôn luận của người dân”. Đó là điều không thể chấp nhận được. Với cơ chế mà đất nước này đang vận hành, có rất nhiều kênh mà người dân có thể nói lên những nguyện vọng của mình như qua Hội đồng nhân dân, tiếp xúc cử tri hay gửi đơn, thư đến cơ quan tiếp dân… Ấy vậy mà y còn muốn xóa bỏ những điều khoản được quy định trong Bộ luật Hình sự hòng rộng đường cho y và đồng bọn “tác nghiệp”. Thực ra mà nói, nếu muốn xây dựng đất nước này, những kẻ như Lê Văn Luân và những đối tượng được chúng bào chữa ắt hẳn không lựa chọn con đường như vậy.
Trong không khí kỷ niệm ngày sinh nhật Bác như vậy, chúng ta không nên bàn quá sâu về chuyện này. Sớm muộn gì, những kẻ như Lê Văn Luân sẽ phải trả giá khi dám mượn hình ảnh lãnh tụ để đạt được mục đích xấu xa của mình.
Nguyễn Trọng Nghĩa