Lưu bút Covid-19: “Tổ quốc là nơi không bao giờ bỏ rơi chúng ta!”

share on:

Công dân để lại hàng chục trang lưu bút thể hiện lòng biết ơn sau khi hoàn thành 14 ngày cách ly tại Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô.


—-

VÌ CUỘC CHIẾN “KHÔNG AI BỊ BỎ LẠI”…

– Ngày 30/7/1990, khoảng 100.000 lính cùng 300 xe tăng và 300 khẩu pháo hạng nặng được chính phủ Iraq chuẩn bị sẵn sàng cho một cuộc chiến tranh vùng Vịnh sắp nổ ra. Ở thời điểm đó, hàng chục ngàn lao động Việt Nam ở khu vực này rơi vào hoàn cảnh nguy hiểm đến tính mạng. Khi đó, thông tin còn hạn chế, đất nước còn khó khăn nhưng một chiến dịch sơ tán cũng đã được chính phủ triển khai thành công đưa hơn 17.000 lao động Việt Nam tại Iraq về nước, vì “CUỘC CHIẾN KHÔNG AI BỊ BỎ LẠI”.

– Tháng 2/2011, nội chiến nổ ra ở Libya. Đến ngày 24/2 thì Lybia bắt đầu mất kiểm soát. Ngay hôm đó, chính phủ quyết định thành lập Ban chỉ đạo giải quyết tình hình công dân Việt Nam tại Trung Đông và Bắc Phi do nguyên Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Gia Khiêm làm trưởng ban. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân khi đó là Bí thư Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội làm Phó trưởng ban thường trực. Ngày 28/2, hơn 8.000 lao động Việt Nam đang di chuyển gấp rút khỏi Libya, khoảng 4.600 người đã sơ tán sang các nước thứ ba là Ai Cập. Đêm 28/2, một đoàn công tác đặc biệt của chính phủ đã đáp chuyến chuyên cơ đầu tiên của Vietnam Airlines rời Hà Nội, mang theo 8 tấn lương thực, thực phẩm, thuốc men tới Cairo (Ai Cập) nhằm ứng cứu kịp thời, đưa ngay số lao động ở đây về nước.
Sau đó, sân bay Djerba của Tunisia được lựa chọn làm nơi đóng quân của đoàn công tác và là điểm đón chủ yếu của cầu hàng không đưa công dân Việt Nam về nước. Những chuyến bay giải cứu công dân được bắt đầu từ ngày 1/3/2011.
Kết quả, hơn 10 ngàn lao động Việt Nam mắc kẹt trong bạo loạn tại Lybia đã trở về với đất mẹ an toàn, trong sự chờ đón của hàng chục ngàn thân nhân tại quê nhà, vì “CUỘC CHIẾN KHÔNG AI BỊ BỎ LẠI”.

– Ngày 23/10/2019, 39 lao động người Việt chết ngạt trong container ở Essex trong quá trình vượt biên trái phép vào Vương quốc Anh. Chính phủ VN đã thực hiện các biện pháp bảo hộ công dân và chủ động phối hợp điều tra xác định danh tính nhân thân nạn nhân. Cuối tháng 11 năm 2019, tất cả thi thể nạn nhân đã được vận chuyển về Việt Nam, chi phí do chính phủ nước CHXHCN Việt Nam ứng trước chi trả. Dù những người con có thể từ bỏ quê hương đất mẹ của mình, nhưng đất mẹ luôn dang rộng vòng tay đón những người con của mình, vì “CUỘC CHIẾN KHÔNG AI BỊ BỎ LẠI”.

– Bước sang năm 2020, Thế giới chao đảo với con virus lạ. Cái tên Vũ Hán đã trở thành nỗi ám ảnh kinh hoàng trên khắp Thế giới.
Sáng 10/2, Bộ Ngoại giao đã chủ trì, phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam tại Bắc Kinh, Trung Quốc và các bộ, ngành, cơ quan, địa phương liên quan tiến hành đưa về nước công dân Việt Nam (gồm các sinh viên và người thân, khách du lịch Việt Nam,…) từ thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc – vùng tâm dịch trở về nước. Công dân được đưa về khu cách ly tập trung 14 ngày. Việc cách ly được bảo đảm các điều kiện ăn ở, ngủ nghỉ và tiếp cận thông tin thời sự, vì “CUỘC CHIẾN KHÔNG AI BỊ BỎ LẠI”.

– Giờ đây, Việt Nam lên phương án đón người Việt Nam ở Hàn- Nhật về nước.
Khi tình hình dịch bệnh ở Nhật và Hàn dần trở nên phức tạp. Số ca nhiễm tăng chóng mặt. Hàn chính thức trở thành ổ dịch thứ 2 sau Vũ Hán, cộng đồng người Việt tại 2 quốc gia này như ngồi trên đống lửa. Ngay lập tức, chính phủ họp đưa ra phương án đối phó với tình huống xấu nhất xảy ra.

Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đang nghiên cứu phương án hỗ trợ trước mắt là 5.000-20.000 lao động từ Hàn Quốc, Nhật Bản về nước nhằm tránh dịch Covid-19.
Tất cả đã đang được gấp rút chuẩn bị để đối phó với tình huống xấu nhất xảy ra. Hàng chục ngàn người con đất Việt cùng lúc trở về sẽ là một thử thách, một áp lực không hề nhỏ nhất là trong bối cảnh nước nhà chỉ vừa mới sạch dịch và điều kiện cơ sở vật chất còn hạn chế, vì “CUỘC CHIẾN KHÔNG AI BỊ BỎ LẠI”.

– Đó là cấp độ sự việc, lùi về quá khứ, năm 1945, khi Việt Nam giành được độc lập, 95% dân Việt Nam mù chữ. Tại phiên họp đầu tiên của Chính phủ ngày 3 tháng 9 năm 1945 tại Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh đề nghị mở chiến dịch “Chống nạn mù chữ”, vì “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”.
Ngày 8 tháng 9 năm 1945, chính phủ lâm thời Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà phát động phong trào Bình dân học vụ (sắc lệnh 19/SL và 20/SL) xóa nạn mù chữ, Nha bình dân học vụ được thành lập ngày 18 tháng 9, khoá huấn luyện giáo viên Bình dân học vụ đầu tiên mang tên Hồ Chí Minh mở tại Hà Nội. Phong trào nhanh chóng lan rộng khắp cả nước. Kết quả, đến năm 1952, 10 triệu người biết đọc biết viết, chiến dịch xoá nạn mù chữ cơ bản được hoàn thành, vì “CUỘC CHIẾN KHÔNG AI BỊ BỎ LẠI”.

Tiếp theo, sau khi giành được độc lập, tàn dư thực dân phong kiến vẫn còn nặng nề, phần lớn tư liệu sản xuất, đất đai nằm trong tay địa chủ, cường hào ác bá ở mỗi địa phương, còn tầng lớp dân nghèo, bần cố nông chiếm đa số, nhà nào có tấc đất cắm dùi đã là may mắn, còn lại đi làm con ở, bán vợ đợ con, kéo cày thay trâu bò chỉ mong giữ được mạng sống. Từ 1953-1956 chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà tiến hành Cải cách ruộng đất để phân phối lại đất đai, tư liệu sản xuất cho nhân dân. Sau 3 năm tiến hành, cuộc cải cách đã phân chia lại ruộng đất cho đa số nông dân miền Bắc, vì “CUỘC CHIẾN KHÔNG AI BỊ BỎ LẠI”.

Nói thêm, trong giai đoạn sau (từ giữa 1955), do nhân rộng cải cách tới nhiều địa phương, trong khi trình độ dân trí một số địa còn thấp đã gây ra những vụ đấu tố oan sai, gây hại cho uy tín của Đảng và chính phủ. Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã phải tổ chức chiến dịch nhận khuyết điểm và sửa sai, phục hồi danh dự và tài sản cho các trường hợp oan sai, kỷ luật nhiều cán bộ vì những sai lầm này.

Nói ra không phải để xét lại, thành quả của cuộc cải cách này không thể phủ nhận, đa số dân nghèo đã có ruộng đất sản xuất, bây giờ một số kẻ hưởng lợi từ nó quay ra xét lại cuộc cải cách đem lại cơm no áo ấm cho gia đình họ. Xét nước có hoàn cảnh tương đương là Philippines, 80% đất đai tài sản nằm trong tay tư sản địa chủ với những đồn điền thẳng cánh cò bay, khi TQ ngừng nhập khẩu chuối nhằm áp lực phán quyết vụ kiện chủ quyền biển Đông, chính thiểu số này áp lực chính phủ phải thay đổi chính sách ngoại giao, đa số dân nghèo không có tư liệu sản xuất co cụm về các thành phố làm các công việc mạt hạng kiếm ăn, phải ăn cả đồ ăn tái chế từ bãi rác (món Pagpag), hình thành các khu ổ chuột siêu to khổng lồ.

– Sau giải phóng, các cường quốc không cam tâm nhìn VN phát triển, gây ra hai cuộc chiến tranh biên giới nhằm phá hoại công cuộc tái thiết, nếu phá hoại thành công tiếp tục chia cắt lâu dài đất nước ta, chúng ta phải bắt tiếp tục chính sách kinh tế tập trung bao cấp để đảm bảo an ninh quốc phòng.
Sau khi vượt qua giai đoạn khó khăn này, Việt Nam đổi mới chính sách kinh tế, đến nay đạt được nhiều tiến bộ về mọi mặt: kinh tế – xã hội – y tế – giáo dục – an sinh xã hội – cơ sở hạ tầng. Có tổng cộng 6 thành phố nhiều hơn 1 triệu dân, 15 thành phố trên 200.000 dân trải đều khắp cả nước và con số tiếp tục tăng. Điều này rất quan trọng vì nó phản ánh chính sách phân bố kinh tế đồng đều. Các thành phố có điều kiện thuận lợi về vị trí, thu hút lao động các địa phương khác sẽ có nguồn thu lớn, ngoài tỉ lệ % được giữ lại sẽ nộp về trung ương để điều phối ngân sách về các địa phương có điều kiện kém thuận lợi hơn, ngân sách sau khi về địa phương lại phân bổ xây dựng, phát triển, nâng cấp các lĩnh vực kinh tế – văn hoá – xã hội – y tế – giáo dục – an sinh xã hội – cơ sở hạ tầng để thu hút lao động trở về lao động làm giàu trên chính quê hương mình, tạo điều kiện công bằng cho mọi người có cơ hội phát triển bằng nhau (bằng nhau chứ không phải như nhau, vì một số địa phương có thuận lợi hơn địa phương khác, đứa trẻ này sinh ra trong gia đình có điều kiện hơn gia đình khác), chứ không phải như một số kẻ kêu gào là: đào Nam đắp Bắc, sao không đem ngân sách bắn pháo hoa TP.HCM cho dân nghèo miền núi, hay đem ngân sách làm công viên văn hoá xây cầu cho một vài hộ dân không chịu ra khu dân cư tập trung, ngân sách cho mục đích gì để làm việc đó, đó là nguyên tắc cơ bản … Đây là khác biệt cơ bản giữa nền “kinh tế thị trường” và nền “kinh tế thị trường định hướng XHCN”, là vì “CUỘC CHIẾN KHÔNG AI BỊ BỎ LẠI” cấp độ vĩ mô.


Những ngày này, cộng đồng mạng cũng thấy rõ hơn bản chất của Đảng, Nhà nước ta là vì Nhân dân; đặc biệt, cộng đồng mạng càng thấy rõ bộ mặt của những kẻ “dân chủ cuội”, sính ngoại. Thực tế cho thấy những ngày này, các “nhà đấu tranh dân chủ” hàng ngày lên mạng chửi Nhà nước ra rả cũng trốn đâu hết, không dám lên tiếng vì sợ cộng đồng mạng tẩy chay.

BAN BIÊN TẬP

 

Facebook Comments