Những thông tin thất thiệt đang gây hoang mang trên cộng đồng mạng khi tin đồn người bị nhiễm virus dịch tả lợn Châu Phi xuất hiện ngày càng nhiều.
Hiện tại, mọi thông tin về dịch tả lợn Châu Phi đang trở thành tâm điểm chú ý của cả xã hội với những lo lắng không nhỏ về sự nguy hiểm của dịch bệnh này có thể mang tới. Và sự lo lắng ấy của người dân nhanh chóng bị không ít người dùng mạng xã hội sử dụng để đăng tải thông tin giật gân, thất thiệt gây hoang mang xã hội.
Còn chúng ta thì tìm nguồn thịt sạch và hạn chế ăn thịt lợn ngoài nhé!!! Tốt nhất thời gian này nói không với thịt lợn”.
Hay như tài khoản Facabook L.T với dòng chia sẻ: “Góc Cảnh Báo đã có người nhiễm virus. Dịch tả lợn Châu Phi đã xuất hiện ở Phú Bình -Thái Nguyên. Hiện tại lan rất nhanh 63 tỉnh rồi, mọi người chia sẻ và nhắc nhở gia đình k được ăn thịt lợn. Nó giống như bị sùi “mào gà”. Dịch tả Châu Phi không trực tiếp lây lan sang người. Nhưng khi mình ăn phải thịt bị sán như thịt dưới đây virus sẽ đi vào cơ thể và nó phát bệnh như lợn nhiễm bệnh vậy. Mọi người chia sẽ rộng rãi để gia đình và người thân tránh nhé”.
Để minh chứng cho những thông tin trên, những tài khoản Facebook này còn đưa kèm hình ảnh đi kèm. Tuy nhiên, qua kiểm tra thì được biết những hình ảnh trên là từ những bệnh nhân bị sán dây ở lợn tại Bình Phước hồi tháng 11-2018.
Được biết, bệnh tả lợn châu Phi là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do virus African swine fever virus (ASFV) gây ra, bệnh có đặc điểm lây lan nhanh trên loài lợn, ở tất cả các loại lợn với tỉ lệ lợn chết cao, lên đến 100%. Bệnh lây truyền qua các đàn lợn thông qua việc tiếp xúc với máu, dịch nhầy của lợn bệnh.
Tính tới ngày 7-3, dịch lợn tả Châu Phi đã xuất hiện ở 10 tỉnh, thành phố trên cả nước gồm: Hưng Yên, Thái Bình, Hải Phòng, Thanh Hóa, Hà Nội, Hải Dương, Hà Nam, Điện Biên, Hòa Bình và Thái Nguyên. Tuy nhiên theo công bố của các nhà khoa học, dịch tả lợn Châu Phi hoàn toàn không lây sang người. Chính bởi vậy những thông tin trên hoàn toàn là sai sự thật.
Dịch tả lợn Châu phi đang là một mối lo rất lớn với người dân cả nước. Việc người dân chung tay chia sẻ thông tin để cùng nhau dập tắt dịch bệnh là một điều nên làm tuy nhiên việc lợi dụng vấn đề để câu like với nhưng tin đồn không chính xác lại đang gây ảnh hưởng rất lớn đến suy nghĩ của người dân.