Trước tiên, xin ngược dòng lịch sử năm 1971 khi đó chưa có thủy điện Hòa Bình. Lúc đó chúng ta gặp trận lũ lịch sử, đúng thời kỳ đất nước vừa thù trong giặc ngoài, vừa thảm họa thiên nhiên. Miền Bắc lúc đó chìm ngập trong biển nước, thời điểm đó may chưa có thủy điện chứ không trung tâm tâm lý chiến của Mỹ Ngụy lại tuyên truyền “Cộng sản xây thủy điện ngập dân rồi”… Trận lũ lịch sử năm 1971 đã làm khoảng 100.000 người dân đồng bằng sông Hồng chết. Nhiều bạn thắc mắc số thiệt hại sao nhiều thế, có thật không, xin mời tra google tìm hiểu, có cả phóng sự của VTV, hoặc lên fanpage: facebook.com/thongtinchongphandong để xem nhé.
Đoàn tàu hoả này chứa đầy đá để bảo vệ cầu Long Biên năm 1971
Một số bạn đang thắc mắc, lo ngại về vấn đề an toàn của Thuỷ điện Hoà Bình, hoặc có những kẻ đang lợi dụng để xuyên tạc về sự tồn tại của Thuỷ điện Hoà Bình. Mời các bạn tìm hiểu qua các câu trả lời sau đây:
Kẻ cào phím này do thiếu hiểu biết hay cố tình xuyên tạc?
Về động đất:
Trước khi làm thủy điện các nhà địa chất đã nghiên cứu nơi này khoan thăm dò địa chất từ hàng chục năm trước, từ cấu tạo lớp vỏ và sự xê dịch nên việc nói tự dưng động đất làm sụp cả thủy điện đó là điều hoang đường. Nếu theo tư duy kiểu này thằng Nhật Bản sẽ không bao giờ dám làm nhà máy điện hạt nhân vì nước bọn chúng toàn động đất, và hầu như không có nhà máy nào có thế trụ vững được. Ngoài ra, việc xây dựng thủy điện người ta cũng tính toán những khả năng xấu khi xẩy ra động đất. Trước khi thiết kế xây dựng thủy điện Hòa Bình các tổng công trình sư Liên Xô đã nghiên cứu và xây dựng có sức chịu đựng độ rung chấn lớn hơn những rung chân đã từng xảy ra trong quá khứ. Và đập thủy điện Hòa Bình thi công theo kiểu Đập Đấp đá chịu được những trận động đất cấp 8 (các bạn có thể tìm hiểu thêm trên google, nó không chí kể được thiết kế ớ Việt Nam mà còn nhiều đập thủy điện nỗi tiếng trên thế giới như đập Sông Nin Ai Cập) thời điểm thi công đây là loại hình thi công hiện đại nhất trên thế giới chịu được động đất cấp 8 và trên thế giới mới có 4 đập được thi công và thủy điện Hòa Bình là đập thứ 5.
Về chiến tranh:
Trong các cuộc chiến tranh hay xung đột, không kẻ địch nào đánh vào hệ thống đê điều và các nhà máy thủy điện cả. Và tất nhiên muốn tấn công phải vượt qua hệ thống phòng không của những đơn vị bảo vệ thủy điện đó.
Hòa Bình hiện tại có những đơn vị cao xạ tên lửa canh gác cực kỳ cẩn mật, ngoài ra còn hệ thống lưới lửa phòng không nhiều tầng nhiều lớp. Điều đó đã chứng minh trong các cuộc chiến tranh bảo vệ tổ quốc. Vì sao kẻ thù thường không tấn công vào hệ thống đê điều hay nhà máy thủy điện? Dù là kẻ địch thì chúng đi xâm lược ai cũng luôn muốn quốc tế đứng về phe nó, tất nhiên kẻ nào thuyết phục thì ké đó sẽ được nhiều nước ủng hộ. Vậy nên, chả có thằng ngu nào đánh vào cái thủy điện đế giết cả hàng triệu dân cả, lúc đó nó chỉ làm cả dân tộc đó chống lại nó mà tất nhiên thế giới cũng sẽ quay lưng, hơn nữa xâm chiếm thì cũng chiếm đất chiếm dân, chết hết lấy gì mà nô dịch! Thậm chí trong chiến tranh thế giới thứ II, Hít-le ngạo mạn vậy vẫn chưa đánh chìm một nhà máy thủy điện nào đế giành chiến thắng cả.
Việc đột nhập để phá hoại:
Thì lại càng không thể, tất cả các nhà máy thuỷ điện đều có phương án, kế hoạch bảo vệ, có lực lượng, phương tiện, hệ thống báo động… và chắc chắn không thằng điên nào vào những chỗ này để phá hoại. Có thằng còn nói ngu: “lỡ có thằng nào nó đưa vài chục kg thuốc nổ vào, thuỷ điện Hoà Bình vỡ, cả triệu người bị cuốn ra biển”, thứ nhất, không ai đưa vào được khi ở đây có phương án bảo vệ cẩn mật, thứ hai vài tấn thuốc nổ TNT cũng chưa làm gì được thuỷ điện Hoà Bình chứ đừng nói vài chục cân! Đúng là ngu mà còn tỏ ra nguy hiểm!
Lực lượng bảo vệ Công ty thuỷ điện Hoà Bình phối hợp với lực lượng cảnh sát bảo vệ luôn tuần tra, đảm bảo an toàn cho Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình.
Trong khi hàng ngàn hàng vạn người đang tập trung cứu giúp nhân dân trong cơn đại hồng thủy, thì vẫn có những tiếng kêu lạc loài trên mạng, chúng chắc chắn không phải chung đồng loại với chúng ta, tất nhiên chúng sẽ bị đào thải. Nếu không giúp gì cho nhân dân vậy nên hãy câm mõm lại. Đúng như mình dự đoán, trong cơn lũ sẽ xuất hiện đám dòi bọ lũ bàn phím, và sau lũ thì lại xuất hiện đám lũ từ thiện. Và mục đích của chúng vẫn công kích chính quyền.
Chúng rất lạ, thủy điện thì bảo lũ lụt, nhiệt điện thì bảo ô nhiễm môi trường, điện nguyên tử thì bảo nguy hiểm.
Theo Linh Nguyễn, biên tập Huyền Trang