Nguyễn Đình Thục đang thể hiện sự rối rắm qua cái gọi là bản tuyên bố

share on:

“Tuyên bố phản đối về việc Công an bắt người trái phép ngày 15/5/2017” phải chăng Lm Nguyễn Đình Thục đang “ngáo” luật?

Điều 80. Bắt bị can, bị cáo để tạm giam

  1. Lệnh bắt phải ghi rõ ngày, tháng, năm, họ tên, chức vụ của người ra lệnh; họ tên, địa chỉ của người bị bắt và lý do bắt. Lệnh bắt phải có chữ ký của người ra lệnh và có đóng dấu.

Người thi hành lệnh phải đọc lệnh, giải thích lệnh, quyền và nghĩa vụ của người bị bắt và phải lập biên bản về việc bắt.

Khi tiến hành bắt người tại nơi người đó cư trú phải có đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn và người láng giềng của người bị bắt chứng kiến. Khi tiến hành bắt người tại nơi người đó làm việc phải có đại diện cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc chứng kiến. Khi tiến hành bắt người tại nơi khác phải có sự chứng kiến của đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn nơi tiến hành bắt người.

 

Điều 84. Biên bản về việc bắt người

  1. Người thi hành lệnh bắt trong mọi trường hợp đều phải lập biên bản.

Biên bản phải ghi rõ ngày, giờ, tháng, năm, địa điểm bắt, nơi lập biên bản; những việc đã làm, tình hình diễn biến trong khi thi hành lệnh bắt, những đồ vật, tài liệu bị tạm giữ và những khiếu nại của người bị bắt.

Biên bản phải được đọc cho người bị bắt và những người chứng kiến nghe. Người bị bắt, người thi hành lệnh bắt và người chứng kiến phải cùng ký tên vào biên bản, nếu ai có ý kiến khác hoặc không đồng ý với nội dung biên bản thì có quyền ghi vào biên bản và ký tên.

Việc tạm giữ đồ vật, tài liệu của người bị bắt phải được tiến hành theo quy định của Bộ luật này.

 

Rõ ràng:

  1. Về việc Lm Thục thắc mắc “Việc bắt phải có lệnh và người thi hành lệnh phải đọc lệnh, giải thích lệnh, quyền và nghĩa vụ của người bị bắt và phải lập biên bản về việc bắt, phải có đại diện chính quyền địa phương, người láng giềng và người làm chứng”

“Hành động một đoàn người do công an tổ chức chờ xe chúng tôi dừng lại theo yêu cầu của cảnh sát giao thông để xông vào giật cửa xe và thô bạo kéo anh Hoàng Đức Bình đang ngồi trong xe mang ra khỏi xe và đem đi mất mà không nói một lời, là hành động bắt cóc người bất hợp pháp”

  1. Luật quy định phải đọc lệnh giải thích và lập biên bản việc bắt, có đại diện chính quyền địa phương nhưng không yêu cầu, bắt buộc phải đọc lệnh, giải thích trước lúc bắt, cơ quan bắt giữ tiến hành các bước có thể đọc, giải thích trước hoặc sau lúc bắt; nhưng bắt buộc phải có đầy đủ thủ tục; ở đây Công an tỉnh Nghệ An đã thông báo sau thời điểm bắt và vẫn đầy đủ, đúng so với quy định Bộ luật Tố tụng hình sự.
  2. Việc bắt giữ đối tượng vi phạm quy định pháp luật, cơ quan tố tụng sẽ có thông báo văn bản đến gia đình người bị bắt và chính quyền địa phương nơi người bị bắt sinh sống (ở Điều 85. Thông báo về việc bắt), cơ quan tố tụng không có trách nhiệm thông báo, giải thích cho Ông Nguyễn Đình Thục và số người ngồi trên xe bởi vì những người ngồi trên xe không phải là gia đình và đại diện chính quyền địa phương của đối tượng Hoàng Đức Bình.
  3. Trên thực tế, những người phạm tội với đầy đủ chứng cứ, tài liệu chứng minh hành vi phạm tội quy định pháp luật thì cơ quan tố tụng có quyền bắt và xử lý; việc người bị bắt tuyên bố vô tội nhưng nếu không có chứng cứ chứng minh vô tội thì đó là lời nói đơn thuần.

Đồng thời để đề phòng trường hợp tội phạm có thể chống trả người bắt giữ hoặc bỏ trốn thì việc cơ quan chức năng yêu cầu các lực lượng khác (như cảnh sát giao thông, quần chúng nhân dân…) phối hợp bắt là điều hết sức bình thường. Người tham gia bắt không có quy định bắt buộc phải sử dụng đúng trang phục.

 

Cổ nhân đã có câu “dốt hay chơi chữ” có vẻ như Nguyễn Đình Thục đang “ngáo” luật hoặc cố tình hiểu sai quy định về luật để xuyên tạc sự thật nhằm vu khống, bịa đặt nói xấu cơ quan công an Nghệ An.

Facebook Comments